Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Đầu năm đưa lộc vào nhà

“Đầu năm đón lộc” lâu nay đã thành tập tục quen thuộc. Lộc không bó hẹp trong tiền tài lợi lộc thông thường, mà mở rộng ra những điều may mắn, sự phát triển nảy nở về nhiều phương diện trong cuộc sống mà mỗi người đều mong ước.

Lộc là một trong ngũ phúc (Phúc Lộc Thọ Khang Ninh) và được “mã hoá” qua hình ảnh những nhành lộc non của cây cối mùa xuân vào độ tươi thắm.

Đô thị ngày càng phát triển thì thiên nhiên càng bị thu hẹp khiến những mảng xanh càng trở nên cần thiết hơn. Việc đưa lộc vào nhà chắc chắn không phải là hành động… hái lá bẻ cành đáng chê trách, mà là thái độ trân trọng thiên nhiên, lựa chọn loại cây phù hợp để trồng và trưng bày một cách hợp lý trong gia đình vào dịp năm mới.

Cây không chỉ là vật trang trí

Xưa nay dùng cây cối trong nội thất chính là liệu pháp cân bằng và cải tạo sinh khí một cách đơn giản và dễ điều chỉnh nhất. Một căn phòng làm việc có nhiều loại vật dụng, hãy thử đặt vài chậu kiểng, bình hoa trên bàn hoặc giò lan trên cửa sổ, hiệu quả giảm stress sẽ đến rõ rệt nhờ việc cân bằng âm dương, hài hoà các hành mộc - kim. Tuy nhiên việc bố trí cây phải tương quan chặt chẽ với không gian. Cây cối nhiều quá nếu không có sắp xếp hợp lý sẽ dẫn đến ẩm thấp, tối tăm, vướng víu tầm mắt và dễ sinh hoả hoạn (mộc sinh hoả).
   
  Các loại bonsai với nhiều thế cây có ý nghĩa khác nhau cũng được ưa chuộng để đặt trong nhà  vào dịp Tết.
 
Ta có thể thấy, dù là lâu đài phương Tây hay nhà vườn phương Đông vẫn luôn cần giữ khoảng trống thoáng đãng, quanh nhà trồng cây có chính phụ, đưa cây vào nội thất có chọn lọc.
  
Cây leo, thân mềm hợp với góc nhà  thoáng hoặc sân trong ít ánh sáng 
 
“Sức khoẻ” của cây cối cũng là thước đo sinh khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì sự quân bình. Gần thì điều chỉnh tại ngay cây đó như xới đất, tưới nước hay tỉa cành, xa hơn là quan sát cả không gian chung quanh xem có bị nắng nóng hay để cây quá sâu trong nhà khiến cây thiếu dưỡng khí hay không. Tốt nhất là nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng của nhà (cây ưa nước hay kỵ nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều hoa...).

Lộc đến nhà do… cái tên!

Văn hoá truyền thống có câu “danh chính ngôn thuận” ứng dụng trong phong thuỷ khá nhiều, cụ thể là qua việc đặt tên các loại cây cối luôn được người Việt nói riêng và dân châu Á nói chung cân nhắc để hướng đến yếu tố may mắn. Tất nhiên là những cái “danh” ấy luôn được các nhà vườn và nghệ nhân giải thích tương ứng với hình dáng, xuất xứ, đặc tính của cây và có sự sắp xếp hệ thống để khách hàng cảm nhận và lựa chọn tuỳ theo quan điểm và hoàn cảnh riêng mỗi nhà. Những loại cây được phong thuỷ xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà ở có thể hệ thống trong một số bộ cây chính sau:

Bộ tứ linh: đa - sung - sanh - si, vốn là những cây lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum suê, những cây này hay được uốn theo các thế truyền thống thể hiện tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la.
Bộ tứ quý: mai - lan - cúc - trúc tương ứng theo bốn mùa trong năm, hoặc là tùng - trúc - cúc - mai tượng trưng cho tuổi thanh xuân và khí tiết của con người, trong đó tùng và trúc có dáng vươn cao tượng trưng cho nam tử trượng phu, còn cúc - mai tươi đẹp mềm mại tiêu biểu cho nữ nhi hiền thục.
Bộ tam đa: gồm có cây sung sai quả (hoặc cây đa) ở dạng bonsai tượng trưng cho phúc. Cây lộc vừng hoặc phát tài tượng trưng cho lộc. Cây bách tuế, thiên tuế hay vạn tuế, vạn niên tùng, sống đời… tượng trưng cho thọ.
          
Trúc thanh mảnh nhã nhặn,             Cây bụi thấp ở phía trước phù hợp
sen cẩn trọng thanh tịnh                      với việc tạo cảnh quan nhà ở

Ngoài ra còn một số loại cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ. Có thể kể đến cần thăng (mong muốn thăng tiến), đỗ quyên, trạng nguyên (đỗ đạt, học giỏi), kim ngân, kim quýt (tài lộc dồi dào),  đào, mai, hồng (duyên tình tươi thắm), hướng dương, cúc vàng (đón ngày mới, ấm áp tự tin). Hoa sen thanh tịnh và nhất là sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện.
Các loại hoa cắt cành ngoài hoa hồng, phong lan thì cát tường thì mang ý nghĩa may mắn, hanh thông mọi việc hoặc thiên điểu với ý nghĩa tượng trưng cho sự phóng khoáng, bay nhảy cũng được ưa chuộng.
 
Kiểu dáng cây phù hợp với kiến trúc nhà ở

Các nghệ nhân cây cảnh thường tạo dáng cây theo các chủ đề truyền thống như  tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, nhị thập tứ hiếu… trong đó các phần ngọn, thân, rễ tương đương với thiên – địa – nhân, phải hài hòa không được xem nhẹ phần nào. Tiêu chuẩn cơ bản là nhất hình – nhì thế – tam chi – tứ diệp nhằm có được những dáng cây hài hoà, khoẻ mạnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ truyền thống vừa tạo nên hình thế tươi đẹp cho người thưởng ngoạn và cải tạo tốt nội khí nơi ở.


KTS Hà Anh Tuấn - Nguồn SGTT

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Năm Quý Tỵ nói chuyện xuất hành


                                   
Chủ nhật 10 tháng 2 năm 2013 là ngày Đinh Mùi, tháng Giêng, tức là mồng Một Tết Nguyên Đán của năm Quý Tỵ, Ngày này cũng là ngày khởi đầu một năm Âm Lịch mới. Theo Cổ Dịch, Quý Tỵ thuộc Vận 8 Hạ Nguyên, thì Ngũ Hoàng sẽ về nhập lại trung cung, hoàn tất một vòng 9 năm và các Phi Tinh khác nhất định cũng phải trùng với địa bàn. Mỗi khi cửu tinh trùng lập thì Cổ Dịch gọi là Phục Ngâm. Phục ngâm là hiện tượng ca thán, tiến không tiến mà lui cũng không đặng, đành chịu cảnh dở dở dang dang, ngậm đắng nuốt cay, xấu.
Xưa nay, Trung Quốc luôn tự cho là nước đóng tại trung cung. Theo học thuyết của chính ngưới Trung Quốc thì Ngũ Hoàng đến đâu sẽ gây tai họa kinh hoàng đến đó. Ngũ hoàng là tên gọi tắt cùa Ngũ Hoàng đại sát hay cũng là Chính Quan đại sát, hoặc Đô Thiên đại sát. Chỉ mới đọc tên lên là đã thấy tái mặt, nỗi da gà. Vậy thì năm mới Quý Tỵ 2013 này, Trung Quốc sẽ chắc chắn phải chịu lắm tai ương vì bị di hại bởi “ đại sát” thì chưa biết nhân dân sẽ bị tiêu điều hay các quan to lãnh đạn?

Sau Ngũ Hoàng đại sát, thứ đến là Nhị hắc. Sao này còn có tên là Cự Môn, còn gọi là Bệnh Phù đóng tại Tây Nam. Nhị hắc sinh vượng thì khả năng cho tiền cho của. Trái lại, khi sao này mà suy tử thì sẽ trở thành sao sát không thua gì Ngũ Hoàng đại sát. Phía Tây Nam của Trung quốc gồm Tây Tạng, Miến điện, Campuchia và Lào, cũng chính là các nước đầu nguồn của sông Cửu Long sẽ lãnh đủ tai họa. Ấn Độ cũng tại Tây Nam chắc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi Nhị Hắc đến thì động đất, dịch bệnh cũng khó mà tránh. Tính đến ngày nay, trên 400 con đập thủy điện đã ngăn chận giòng chảy của Cửu Long giang. Sinh thái cả miền Tây Nam rộng lớn đã hoàn toàn bị phá hủy và bị đe dọa thường xuyên mạng sống của hơn 50 triệu người. Gần đây, thêm đập thủy điện Tam Môn, biểu tượng quốc gia và sức mạnh kinh tế, cũng chính ước mộng to lớn nhất của chính quyền Trung Quốc mới hoàn thành như một thành tích để chào mừng thế kỷ 21. Con đập có bể chứa nước dài tới 370 dặm, đã nhấn chìm hàng ngàn ngôi làng. Hàng triệu người đã phải bỏ nhà để di tản và đã gánh chịu không biết bao nhiêu khốn khổ, đau thương. Năm 1975, đập Banqiao tại Hồ Nam chỉ mới gây sự cố mà đã 230.000 người tử vong thì cứ nghĩ tới con đập Tam Môn vỡ thì nguy hại còn hơn cả bom nguyên tử. Ngoài Tam Môn còn trên 400 con đập khác đang hoạt động tại dọc theo giòng Cửu Long y như 400 quả bom gắn ngòi ngày đêm sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào. Chỉ cần một cơn động đất trên 5 độ Richter thì tai họa sẽ khủng khiếp gây ra, hàng triệu người sẽ vong mạng và tất cả sẽ bị nhấn chìm trong biển nước …..

Ngũ Hoàng đại sát cư tại Trung Quốc và Nhị Hắc bệnh phù thì tung hoành tại các nước Tây Nam cho nên đầu năm mới Quý Tỵ 2013, vị nào có ý định làm chuyến du lịch xuất hành lấy hên thì nhớ tránh xa những nơi này. Riêng 400 quả bom gắn sẵn ngòi nổ liền theo những đập thủy điện thượng nguồn Cửu Long, chỉ một cơn địa chấn 5 độ Richer không biết sẽ xảy ra ngày giờ nào trong năm và rồi sẽ gây ra bao nhiêu thảm họa?

Ngoài Ngũ Hoàng và Nhị Hắc phải biết đương ngụ phương nào để tránh thì năm mới Quý Tỵ, ngày mồng đầu năm là Đinh Mùi. Đinh hành hỏa sinh cho Mùi hành thổ là Bảo Nhật phải là ngày Tốt khởi đầu cho một năm mới thật tốt lành. Vậy mà sách Tàu nói coi chừng ngày ấy là ngày Bát Chuyên, xấu. Lại còn cuốn Ngọc Hạp hướng dẫn xuất hành thì viết Tài Thần ngày đầu năm đóng tại Đông, Hỷ thần đang tại Nam.
Ngược lại, cuốn Trạch cát thần bí thì căn cứ vào Thập Kỷ bốn phương một mực cho rằng Tài thần tại Tây. Cũng thuyết cho rằng ngày Mồng một Tết Nguyên đán năm nay nhằm đúng vào ngày Đường Tăng đi thỉnh kinh, xuất hành giờ Ngọ đại cát, sẽ có tài có lộc, sinh Đông tử Tây. Lại có thuyết nói giờ Dần Mão không vong, nên xuất hành giờ Thìn giờ Tỵ, cầu tài có tiến triển và nhớ kỹ là sinh Tây tử Đông. Cùng sách Tàu mà ông nói gà, bà nói vịt, không biết sách nào viết đúng, sách nào viết sai. Thôi thì tự mình tính kỹ lại cho chắc :

1/ Xuất hành hướng Chính Bắc :
Lộc Tồn cũng chính là Tuế lộc, thêm Long Đức đang cư ngụ phương này. Tiếc là Triệt Lộ đang cản đường án ngữ. Đầu năm xuất hành, người dân thường rất sợ Triệt lộ, nên dù thấy Lộc trước mắt cũng phải đành chịu, chào thua. Những quan chức chân chính đang hưởng Lộc của dân và những đại nhân quân tử đường đường chính chính thì hoàn toàn không ngại Triệt Lộ cản đường. Đầu năm mới các chính nhân quân tử cứ chọn hướng Bắc mà xuất hành, Tốt !

2/ Xuất hành hướng Đông Bắc.
Hướng này là hướng Đương vận, gặp cả Long lẫn Hổ, lẽ ra phải rất Tốt. Ngặt nỗi lệch bên trái thì bị Triệt. Lách bên Phải thì gặp Kiếp sát. Gặp Long lẫn Hổ mà Long thì lại cư bên Phải mà Hổ thì bên trái thì còn gi là Long tàng, Hổ phục? đầu năm đành chịu, không chọn được hướng này để xuất hành .

3/Xuất hành hướng Chính Đông: Hướng này là hướng cư ngụ của Tai sát với lại Tiểu hao. Lại có sách nói sinh Tây, tử Đông. Lỡ như sách viết đúng thì hối sao kịp. Thôi thì đành chịu, cho dù có sách viết Tài thần đang lãng vãng chốn này cũng không thể chọn hướng này xuất hành đầu năm.

4/ Xuất hành hướng Đông Nam :Năm nay Tam sát gồm Kiếp sát tại Dần, Tai sát tại Mão, thì Tuế sát nhất định phải tại Thìn. Đông Nam quản hai địa chi Thìn và Tỵ mà Thìn thì bị Tuế sát mà Tỵ lại chính là nơi Tuế sát cư ngụ. Đầu năm xuất hành nhất định bằng giá nào cũng phải tránh xa phương này.

5/ Xuất hành hướng Chính Nam :Sách nào cũng viết năm nay Quý Tỵ thì ngày đầu năm Hỷ Thần đóng tại Ngọ. Lách qua bên phải cung Mùi thì gặp Hỷ Thần của năm. Sao Thái Dương đang cư tại Ngọ, miếu địa. Thái Dương là Nam đẩu tinh chủ Quan lộc sợ chỉ ngộ Tuần thì sẽ bị lu mờ, kém phát huy. Nhưng nếu gặp đủ tam không thì trái lại, Thái Dương lại càng rực rỡ, như mặt trời đúng bóng không chút gợn mây, tỏa sáng toàn khắp. Vị nào cần có công ăn việc làm vững chắc – Vị nào đang tìm việc và ngay cả vị nào muốn tăng quan tiến chức hay cả sĩ tử muốn cầu quan thì hẳn đầu năm nên chọn hướng này xuất hành.
Nhớ năm nay, sao Đào hoa cũng đang lảng vảng tại phương này. Vị nào muốn có chút tình lận lưng thì cũng đừng bỏ qua cơ hội. Đầu năm cứ lặng lẽ nhắm hướng này xuất hành, nội trong năm sẽ thấy con tim rộn rã vì mới vừa được yêu.

6/ Xuất hành hướng Tây Nam :
Thái Âm tại đây. Ngặt phải gặp Tuế hình và Nhị Hắc của vận 8 đang suy thì đầu năm đừng nên chọn xuất hành hướng này. Chỉ có những vị hành nghề Dược và Y thì xuất hành hướng này lại Tốt. Là vì năm nay Quý Tỵ, dịch bệnh và thiên tai sẽ giáng xuống các vùng Tây Nam. Vị nào đang hành nghề Y Dược chọn hướng này vừa được Đức lại vừa được Tài được Lộc.

7/ Xuất hành hướng Chính Tây :Hướng này sách vở người xưa để lại bất nhất, không cùng. Ngọc Hạp thì khuyên không nên đi về hướng Tây vì Tài Thần đang tại Chính Đông. Sinh Đông tử Tây. Đầu năm Quý Tỵ, xuất hành hướng này gặp Xấu.
Sách Trạch Cát thần bí căn cứ vào Thập Kỷ Bốn Phương thì lại một mực cho rằng năm nay sinh Tây tử Đông và Tài Thần nhất định đóng tại Tây. Đầu năm chọn hướng này xuất hành Tốt.
Vẫn biết tất cả người sang kẻ hèn đều cũng phải cầu Tài. Thế nhưng khi sách vở người xưa để lại cho dù tin hay không vẫn cũng phải đề phòng. Xem kỹ ra sách Trạch Cát khả năng đúng nhiều hơn, là vì ngày Mùi, mồng Một đầu năm, có Thiên Can là Đinh thì Tài Thần chính xác đang tại hướng Tây. Cho dù Trạch Cát nói đúng đi nữa thì xuất hành đầu năm cũng phải tránh xa là vì sẽ gặp Phá toái và Đại hao. Chỉ cần bại tinh Đại, Tiểu hao là đã phải tránh rồi, còn thêm Phá toái nữa, thì không nên tiếc nuối. Hãy mau tránh xa hướng này để sau khỏi phải hối.

8/ Xuất hành hướng Tây Bắc.Người xưa nói không gì lớn bằng Tuế chi Đức cũng chính là Niên Đức. Đầu năm gặp được Niên Đức lại thêm Nguyệt Đức thì dù hướng này có gặp Tuế Phá cũng sẽ hoàn toàn vô sự. Vị nào cầu mong cho gia đạo năm mới bình an vô sự, sức khỏe dồi dào, gia đình vợ chồng con cái hạnh phúc thì nhất định đừng quên phải chọn hương Tây Bắc xuất hành hái lộc đầu năm.

Giờ Xuất hành :Giờ Dần Mão đang bị Không vong nên dù là giờ Hoàng Đạo cũng không dùng được.
Giớ Tỵ - giờ Thân và Tuất Hợi là những giờ Hoàng Đạo. Xuất hành giờ Ngọ cũng Đại cát, được Tài, được Lộc.
Giờ Tỵ là từ 9 đến 11 giờ sáng
Giờ Ngọ là từ 11 đến 1 giờ trưa.
Giờ Thân là từ 3 đến 5 giờ chiều.
Giờ Tuất là từ 7 đến 9 giờ tối.
Giờ Hợi là từ 9 đến 11 giờ khuya.
Trước thềm năm mới, xin cầu chúc cho tất cả được an khang, thịnh vượng.

Quảng Đức

(Bài viết của Thầy Phong Thuỷ Quảng Đức, xin được gửi tặng những người hữu duyên và xin lưu ý: Chọn hướng xuất hành phải lấy nhà của mình làm tâm để định hướng tốt theo mong ước của mỗi người – Hoangthi)

 *************************
 
NĂM RẮN, ĐỌC LẠI BÀI THƠ “RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC” CỦA LÊ QUÍ ĐÔN
黎貴敦
Chẳng phải "liu điu" vẫn giống nhà!
"Rắn đầu" biếng học quyết không tha
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
"Ráo" mép chỉ quen tuồng lếu láo,
"Lằn" lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay "Trâu" Lỗ  xin siêng học,
Kẻo "hổ mang" danh tiếng thế gia!

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Chọn các con số may mắn phù hợp bản mệnh

 
Trong cuộc sống hiện đại, các con số luôn được sử dụng và có vai trò vô cùng quan trọng. Việc sử dụng thường xuyên các con số như số nhà, số điện thoại, biển số xe,… tạo nên một ngoại lực vô hình tác động vào bản mệnh mỗi người giống như tên gọi của mỗi người vậy.

Có nhiều phương pháp chọn số khác nhau, tôi xin liệt kê một số phương pháp có thể giúp các bạn phần nào chọn được con số may mắn cho mình:
1/ Tổng dãy số đạt 9 điểm ( cộng toàn dãy số giống như bài cào sau đó trừ số hàng chục để còn số nút là 9, số 9 may mắn vì số 9 nhân với bất cứ số nào đều ra một kết quả mà tổng của nó là 9, đồng thời số 9 tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn của trời và đất.
2/ Chọn số trùng, số tiến , số dễ đọc , dễ nhớ để tiện giao dịch, vd: 0912479988
3/ Chọn 2 con số cuối dãy số điện thoại theo số đề (VD: 38 - 78 : Ông Địa, 39 - 79 : Thần Tài ...) những con số này thường các tay thích cờ bạc hay dùng để lấy may mắn.
4/ Chọn số theo âm dương ngũ hành:  Để tăng cường những yếu tố tốt cho bản mệnh, cần xem xét Ngũ Hành của bản mệnh cần bổ cứu hành gì thì sử dụng các con số phù hợp để bổ trợ. Đại diện ngũ hành của các con số như sau :
                  Số 1,2 thuộc Mộc (giáp , ất )
                  Số 3-4 thuộc Hoả, ( bính , đinh )
                  Số 5-6 thuộc Thổ, ( mậu, kỷ )
                  Số 7,8 thuộc Kim, ( canh, tân )
                  Số 9,0 thuộc Thủy ( nhâm , quý)
   Ví dụ : Người Ngũ Hành bản mệnh thiếu hành Hoả (Tứ Trụ có dụng thần là Hoả) nên sử dụng nhiều màu đỏ, màu hồng trong trang phục, màu xe cộ, đồ dùng. Các con số nên dùng số 3, 4 thuộc Hoả. Người bản mệnh thiếu hành Mộc nên sử dụng nhiều màu xanh, các con số nên dùng số 1, 2 thuộc Mộc.
 5/ Một phương pháp khác sử dụng các con số trong công vịêc và cuộc sống hàng ngày là sử dụng lý thuyết phi tinh Huyền Không. Các con số ngoài ý nghĩa về Ngũ Hành như đã trình bày ở trên còn là đại diện của các Phi Tinh Huyền Không. Ví dụ số 1 đại diện cho sao Nhất Bạch, số 2 đại diện cho sao Nhị Hắc.
Trong từng vận thì mỗi số có sự suy vượng khác nhau, ở Thượng Nguyên các số 1,2,3 vượng, ở Trung Nguyên các số 4,5,6 vượng và ở Hạ Nguyên các số 7,8,9 vượng. Sử dụng nguyên lý của Huyền Không lấy số sinh vượng, bỏ số suy tử.
Ví dụ : Hiện nay thuộc Hạ Nguyên vận 8, các số 8,9,1 là sinh vượng, các số 2,3,4 là suy tử. Vì thế nên sử dụng các con số 8,9,1.
Ngoài việc lựa chọn các số sinh vượng phải xem các số ấy có hợp với Mệnh Quái của mình hay không. Ví dụ người mệnh quái là Khôn chọn dùng số 8 là sao Bát Bạch thuộc quẻ Cấn được Sinh Khí rất tốt. Người mệnh Chấn dùng số 9 là sao Cửu Tử thuộc quẻ Ly cũng được Sinh Khí tốt.
Sau đây là bảng tra cứu theo mệnh quái

STTNGŨ HÀNHCUNG MỆNHSỐ HỢP MỆNHSỐ KHẮC MỆNH 
1KIMCàn7 – 8 – 2 – 5 - 69
2KIMĐoài6 – 8 – 2 – 5 - 79
3MỘCChấn9 – 1 – 4 - 36 - 7
4MỘCTốn1 – 3 - 46 - 7
5THUKhảm4 – 6 – 7 - 18 – 2 - 5
6HOLy3 – 4 – 9 1
7THKhôn8 – 9 – 5 - 23 - 4
8THCấn2 – 9 – 5 - 83 - 4

 Màu sắc của đồ vật sử dụng như xe máy, ô tô, quần áo giày dép, đồ dùng thường xuyên,… cũng có tác động gián tiếp ức chế hay tăng cường đối với Ngũ Hành của mệnh. Nếu chọn lựa màu sắc của trang phục, các đồ vật sử dụng phù hợp với Ngũ Hành của mệnh thì cũng mang lại những kết quả tốt, góp phần cải thiện được những khiếm khuyết của bản mệnh.
  Chúc các bạn may mắn
 DNStyle

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Chọn ngày khai trương đầu năm 2013

 Việc chọn ngày khai trương đầu xuân rất được coi trọng, thường là phải ngày tốt, may mắn để mọi người sau khi ăn tết và chơi xuân xong sẽ bắt đầu đi làm lấy ngày, mở cửa khai trương, đón nhận khí tiết đẹp của năm mới với hy vọng một năm sẽ làm ăn phát đạt hơn nhiều năm trước.
Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tết Tất Niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây nhà sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát.
Việc chọn ngày khai trương đầu xuân rất được coi trọng, thường là phải ngày tốt, may mắn để mọi người sau khi ăn tết và chơi xuân xong sẽ bắt đầu đi làm để lấy ngày, mở cửa khai trương, đón nhận khí tiết đẹp của đầu năm mới với hy vọng một năm sẽ làm ăn phát đạt hơn nhiều năm trước.

- Năm mới 2013 có ngày đẹp sau để khai trương, khai xuân mở cửa hàng là:


 Chọn ngày tốt để khai trương, cưới hỏi..và hơn 80 công việc khác

 Có trong các ngày tốt sau : Khai trương là mở cửa hàng quán để buôn bán. Mở kho nhập kho là để đem hóa vật ra hay mang hóa vật vào. Lấy hay cất vật quý là như vàng bạc , châu ngọc...muốn đem cất giấu hoặc nay muốn lấy ra. Cả bả việc trên đều dùng chung trong 26 ngày tốt sau đây :

" Giáp Tý , Ất Sửu , Bính Dần , Kỷ Tị , Canh Ngọ , Tân Mùi , Giáp Tuất , Ất Hợi , Bính Tý , Đinh Sửu , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Giáp Thân ,Canh Dần , Tân Mẹo , Ất MÙi , Kỷ Hợi , Canh Tý , Quý Mẹo , Bính Ngọ , NHâm Tý , Giáp Dần , Ất Mẹo , Kỷ Mùi , Canh Thân , Tân Dậu."

Nên chọn ngày có Trực Mãn , Thành , Khai 

Các ngày phù hợp trong tháng này là :
  • Ngày dương : 15 - 2 - 2013 có ngày âm là 6 - 1 - 2013. Ngày Nhâm Tí
  • Ngày dương : 17 - 2 - 2013 có ngày âm là 8 - 1 - 2013. Ngày Giáp Dần
  • Ngày dương : 22 - 2 - 2013 có ngày âm là 13 - 1 - 2013. Ngày Kỷ Mùi
  • Ngày dương : 23 - 2 - 2013 có ngày âm là 14 - 1 - 2013. Ngày Canh Thân
  • Ngày dương : 24 - 2 - 2013 có ngày âm là 15 - 1 - 2013. Ngày Tân Dậu
  • Ngày dương : 27 - 2 - 2013 có ngày âm là 18 - 1 - 2013. Ngày Giáp Tí
 Các ngày tốt sau được coi là Đại Minh: 

Phàm muốn tạo ra 1 vật , xây dựng 1 công trình , khởi động bất cứ việc chi...rất nên chọn trong 21 ngày được coi là ĐẠI MINH sau đây :
" Tân Mùi , Nhâm Thân , Quý Dậu ,Đinh Sửu , Kỷ Mẹo , Nhâm Ngọ Giáp Thân , Đinh Hợi ,Nhâm Thìn ,Ất Mùi ,Nhâm Dần, Giáp Thìn ,Ất Tị ,Bính Ngọ ,Kỷ Dậu, Canh Tuất ,Tân Hợi , Bính Thìn ,Kỷ Mùi ,Canh Thân ,Tân Dậu. "
Đại Minh là cái sáng rộng lớn lúc Trời Đất khai thông ,Thái Dương chiếu đến. Vậy nên trăm việc dùng ngày Đại Minh tất được sự tốt đến.

 Các ngày phù hợp trong tháng này là :
  • Ngày dương : 19 - 2 - 2013 có ngày âm là 10 - 1 - 2013. Ngày Bính Thìn
  • Ngày dương : 22 - 2 - 2013 có ngày âm là 13 - 1 - 2013. Ngày Kỷ Mùi
  • Ngày dương : 23 - 2 - 2013 có ngày âm là 14 - 1 - 2013. Ngày Canh Thân
  • Ngày dương : 24 - 2 - 2013 có ngày âm là 15 - 1 - 2013. Ngày Tân Dậu

 Trong những ngày trên thì ngày mùng 10 là ngày rất đẹp và tốt nhất để khai trương, khai xuân, mở cửa hàng cho năm mới. Trưng cúng khai trương thì có mâm ngủ quả ( no đủ cả năm) và  để cầu cho một năm được sung túc, an khang thịnh vượng. Mở cửa văn phòng, cửa hàng, cơ quan, chọn người đến xông đất đầu năm ngày khai xuân.


Thơ và thư pháp   <<<<< click here

TÌM HIỂU BÍ ẨN TRONG THUẬT XEM PHONG THỦY

Trong cuốn Phong thủy tục ký có ghi một tập quán :
- Mấy nhà xây cùng một dãy phải cùng trên một đường thẳng, gọi là xống hay là long (rồng). Nhà cao thấp phải như nhau. Nếu nhà nào nhô ra phía trước gọi là “cô nhạn xuất đầu” (chim nhạn ló đầu ra) chủ nhà phải chịu cô quả (chết chồng hay chết vợ). Nếu thụt vào trong gọi là “thác nha” (răng khểnh), gia đình lục đục.
Nếu cao thấp không đều, là khí cao đè khí thấp, nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, phòng ốc cũng nằm trong trong thế xây dựng này, nhưng phòng bên phải không thể cao hơn phòng bên trái, phòng phụ phải nhỏ hơn phòng chính, và phòng phụ không được cao hơn v.v…
Đây là thế nhằm phá bỏ thế cách trò khinh thầy, tớ khinh chủ, và là thế Tả thanh long hữu bạch hổ (bên trái rồng xanh cao vạn trượng chẳng cho bên phải hổ ngóc đầu).
Khi bước vào nhà mọi người thấy sáng sủa, thoải mái thì tốt, nếu bị các nhà phía trước cửa che chắn mất ánh sáng, cần đặt nhiều lỗ thông gió. Trong nhà lập “giếng trời” nhưng vừa đúng tầm thước Lỗ Ban để lấy thêm gió và ánh sáng, nhà hướng Tây Nam làm giếng trời không tốt.
hinhdo Dug trach-Tay
CHỌN KÍCH THƯỚC KHI XÂY DỰNG
Thời nào cũng vậy, theo nhân sinh quan mỗi người, việc tính kích thước cho cửa chính, cửa phụ, bề ngang căn nhà và cách trang trí nội thất rất được xem trọng, như từ huyền quan (cửa chính) đi vào phải có sảnh đường rộng thoáng v.v…
Không làm nhà “đầu voi đuôi chuột” sẽ tán tài. Bên phải dài bên trái ngắn không có lợi cho vợ. Cần làm nhà các cạnh đều nhau, nhưng hẹp ngang dài đòn là xấu. Không làm trên miệng giếng cũ, ngã ba đường, trước miểu sau chùa.
Kích thước nhà ở có quy chế nhất định, ngày nay đa số dùng thước Lỗ Ban để đo; còn trước đây thông thường dùng bộ (bước) thay cho xích (thước) làm đơn vị. 4 thước 5 tấc là một bước (thước này là tính theo thước của người Trung Hoa xưa thường dùng, nhà Ân tính 1 tầm là 8 thước, nhà Chu lấy 7 đến 8 thước gọi là nhẫn, vì thế các loại thước đo này nay không còn tồn tại khi có thước đo tính bằng centimét ra đời).
Cách tính theo xưa :
- Một bước khởi đầu là KIẾN                   (xây dựng)
- Bước hai là TRỪ                                        (loại bỏ)
- Bước ba là MÃN                                        (đầy đủ)
- Bước bốn là BÌNH                                    (phải chăng)
- Bước năm là ĐỊNH                                     (ít thay đổi)
- Bước sáu là CHẤP                                    (có thời cơ)
- Bước bảy là PHÁ                                        (tan vỡ)
- Bước tám là NGUY                                    (không yên ổn)
- Bước chín là THÀNH                                  (thành đạt)
- Bước mười là THÂU                                   (thu hoạch)
- Bước thứ mười một là KHAI                     (mở mang)
- Bước thứ mười hai là BẾ                         (bế tắc)
và những bước đi tiếp theo lại tính từ Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định v.v… (Những chữ trong ngoặc đơn : chữ đậm rất tốt, chữ nghiêng có thể dùng, chữ đứng là xấu).
Qua tính cách của 12 bước trên đây, ta thấy các chiều dài như Kiến nguyên cát, Trừ sáng sủa, Định kim quỹ, Chấp là thiên đức, Thành là tam hợp, Khai là sinh khí thuộc các bước tốt còn những bước khác xấu.
Khi vận dụng các bước, người xưa quan niệm :
- Về bề rộng căn nhà không được phạm vào các bước Mãn, Bình, Thâu, Bế.
- Về chiều dài lấy Trừ, Định, Chấp, Khai.
Nếu bề rộng hay chiều dài căn nhà có được Trư, Định, Chấp, Nguy, Khai, Kiến nhà sẽ có quý tử. Còn Trư, Định, Nguy, Khai, Chấp, Kiến tất thành đạt…
Khi đắp mặt bằng (nền nhà) ở trước cao sau thấp thì được, bằng ngược lại sẽ xấu. Cần đào hết các rễ cây, nhất là gốc cây cô thụ, gốc mít, thứ nhât nhà dê bị sụp lún, sau là tiên bạc phân tán khó đòi. Tránh đầu voi đuôi chuột, tiền của ít. Nhà hình tam giác cô quả tán tài. Bốn góc nhà bị khuyết không nên dùng. Tốt đẹp là căn nhà vuông, chữ nhật đều cạnh.
Nhà quá to nhân khẩu quá ít, hoặc nhà nhỏ người đông cũng không tốt.
Nhà vệ sinh phải kiêng các hướng Kiền, Hợi, Nhâm, Tý, Quý, hay chỗ có lai mạch.
Cầu thang đặt chính giữa nhà không tốt, phải nằm bên phải, hướng bước lên cũng theo hướng huyền quan, các bậc thang tính theo 4 bước Sinh, Lão, Bệnh, Tử (Sinh là tốt).
hinhdo Dug trach-Dog
Nếu khu đất rộng xây dựng căn nhà vừa đúng nhu cầu, còn đất trống phải làm tường rào. Nhưng cách xây tường rào cũng có cách thức của nó.
Mỗi khu đất là cả một thế giới riêng, tường rào là chỉ giới để những căn khác không xâm phạm. Về nhãn quan khi nhìn vào tường rào người ta có nhận xét :
- Sự thăng trầm trong căn nhà, tường rào được chăm sóc là gia chủ có dư tiền nhiều của, để ọp ẹp là đang thiếu trước hụt sau. Cổ ngữ có câu :
“Tường dầy ba thước, đáng trọng,
“Tường cao nghìn nhẫn, họa không vào”.
Các thầy phong thủy có quan niệm, nhà ở thì vuông, tường tròn là tốt theo thuyết “trời tròn đất vuông” (nhưng thời nay ai đi xây tường hình tròn, vừa bị mất đất vừa thấy tù túng như nhà giam).
Tường rào không được trổ cửa sổ như vậy phạm vào Chu tước khai khẩu (dễ bị tiếng thị phi). Trước hẹp sau rộng, hay ngược lại đều không tốt vì ở thế “Thoái điền bút”. Không cao hoặc thấp quá, vừa tầm nhà theo mỹ thuật, không xây sát vào thân nhà, góc đông bắc không để vỡ nứt, không xây tường trước rồi mới xây nhà phạm chữ Tù. Tường rào phải có cổng, hai bên dựng cột tính theo bước Lỗ Ban như đã nói, căn nhà tạo thêm sinh khí.
- Nhà có cửa hậu tốt.
CỬA CHÍNH – CỬA SỔ
Cửa là mặt tiền căn nhà, là huyền quan nhận sinh khí đưa vào trong sảnh. Nên cửa nhà rất quan trọng. Nên có phân biệt cửa vượng và suy.
Cửa phải thông với đường cái, hai nhà đối diện, cửa nhà nào cao sẽ nghèo, mà chỉ được làm ô gió trên cửa để tiếp thiên khí. Cùng một dãy nhà, cửa nào to hơn thì mau phát đạt.
Còn cổng nhà, theo nguyên lý tụ khí, cổng nhà phải đón được khí và tụ khí, lại không để khí đè nặng trong nhà. Do đó thầy địa lý phong thủy thường dùng la bàn tính phương vượng để tính nơi đặt cổng nhà. Cổng không được lớn hay nhỏ, mà phải tương xứng với khu đất và căn nhà vừa mỹ quan, vừa tụ và khai thông khí.
Nhưng từ cổng không để mọi người nhìn thông vào sảnh đường, nên lập hòn non bộ để che chắn nhưng không áng khí, nếu quá hẹp từ cổng đến cửa chính thì dựng tấm bình phong, khí thoát vào phải quanh co mới đúng nguyên lý vừa thông lại không bị khống chế.
Các ô cửa thông gió, cửa sổ, giếng trời cần thiết cho việc đón gió từ nhiều hướng và tạo nên ánh sáng tự nhiên trong nhà, phải thiết kế hài hòa sẽ tạo nên sắc khí cho căn nhà (điều này trong phong thủy không đề cập nhiều).
NHÀ BẾP
Bếp là nơi không thể thiếu trong một căn nhà. Sách Trần Tử Tánh, cho rằng ngày mùng 1 và 25 âm lịch mỗi tháng không được : đập phá, hay đặt, dựng bếp mới.
Còn trong thuật phong thủy các thầy địa lý cho rằng, khi đặt bếp phải chú ý hướng bếp, không được đối diện với cửa buồng, không được để người nhà đối diện trông thấy bếp, không để bếp đối diện với chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh hay đường đi.
Một bài phú về an vị, khai môn bếp như sau :
- Táo nhập KIỀN cung hiệu diệt môn
NHÂM – HỢI nhị vị tổn nhi tôn
GIÁP – DẦN đắc tài,  THÌN – MÃO phú
CẤN – ẤT thiên hỏa tức Táo ôn
TÝ – QUÝ – KHÔN phương gia khốn khổ
SỬU thương lục súc gia họa ương
TỴ – BÍNH phát tài sanh đại phú
NGỌ phương vương vị phú nhi tôn
TÂN – DẬU dinh phương đa tật bệnh
THÂN tốn MÙI – TUẤT trạch hạnh thông
Những cung hung kiết trong Bát Quái dùng cho việc làm bếp, đặt bếp là :
- Câu 1 : kỵ người trạch Ly. Câu 2, câu 5 : kỵ người trạch Khôn. Câu 6 : kỵ  trạch Cấn và câu 9 : kỵ trạch Khảm.
Thí dụ câu 1 : Táo nhập Kiền cung kỵ người Ly trạch, nhà để cửa hướng Bính thì nhà tan, để cửa hướng Đinh trưởng nam trọng bệnh, cửa hướng Đoài trưởng nữ tổn thọ. Xem cung phi biết người thuộc trạch nào. Các trạch khác theo câu thơ mà suy đoán.
Các câu 3, 7, 8 và 10 tốt.
Khi đặt bếp, miêng lò phải day vê hướng :
- Sinh khí cầu được con
- Thiên y giải trừ bệnh
- Phước Đức tăng tuổi thọ
- Phục vì cầu được như ý
Còn các hướng Họa hại, Lục sát, Ngũ quỷ và Tuyêt mạng là xấu.
- Dời bếp : đại kỵ ngày 1, 25 mỗi tháng, ngày Bính, Đinh; hay trực Phá gia chủ bệnh, trực Trừ cha mẹ mạng vong, trực Chấp, Bế tổn tài. Còn trực Mãn, Thành được phú quý, trực Bình, Định thêm nhân khẩu, trực Thâu, Khai miễn trừ tai ương.
- Cầu tài : miệng bếp tránh hướng bổn mạng, Lục Sát. Day nhìn về hướng Phúc Đức là tốt, theo sách Thông Thư Trần Tử Tánh trong tháng có tiểu tài, trong 100 ngày có trung tài, một năm phát đại tài.
BỒN CHỨA NƯỚC
Phong thủy theo Hán Nôm có nghĩa là khí và nước, ý nghĩa bao gồm nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nên việc đặt bồn chứa nước rất quan trọng trong nhà.
Nghiên cứu thủy là nghiên cứu long, chính vì vậy ở thành phố đi tìm long mạch là điều khó khăn, nhưng người thầy dùng phép quyền biến để tạo ra thủy (thế lấy nước gọi rồng), mặc dù việc này chưa hẳn đã đáp ứng đúng 100% thuật phong thủy.
Dù vậy việc lập bồn chứa nước cũng tạo ra thế cân bằng về phong thủy (nâng cao về vận khí rất nhiều), nhà xây dựng về một trong 24 phương vị sau đây, nên đặt bồn chứa nước cho đúng cách :
- Hướng Nhâm, đặt tại Tuất,
- Hướng Tý, đặt tại Mùi – Khôn
- Hướng Quý, đặt tại Thân,.
----------------------------------------------------------
- Hướng Sửu, đặt tại Tỵ, Bính
- Hướng Cấn, đặt tại Bính
- Hướng Dần, đặt tại Hợi
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Giáp, đặt tại Tuất, Càn.
- Hướng Mão, đặt tại Càn.
- Hướng Ất, đặt tại Mùi, Khôn, Thân.
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Tốn, đặt tại Tốn.
----------------------------------------------------------
- Hướng Bính, đặt tại Nhâm, Tý
- Hướng Ngọ đặt tại Càn, Hợi
- Hướng Đinh, đặt tại Càn, Hợi
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Mùi, đặt tại Giáp, Mão
- Hướng Khôn đặt tại Cấn, Dần
- Hướng Thân đặt tại Cấn, Dần
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Canh, đặt tại Tuất
- Hướng Dậu, đặt tại Sửu, Cấn
- Hướng Tân, đặt tại Cấn
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Kiền, đặt tại Tuất, Kiền

Ngoài ra 4 hướng Thìn – Tuất, Tỵ -Hợi, không cần chọn hướng đặt bồn nước.

Tuy nhiên thế lấy nước gọi rồng chỉ ảnh hưởng chừng 6 tháng đến 1 năm, sau đó phải di dời vị trí đi chút ít theo chiều kim đồng hồ, hoặc thay bồn chứa nước khác.
Bồn chứa nước không hẳn là bồn chứa nước sinh hoạt, có thể dùng thùng chứa nước, hồ cá kiểng, hòn non bộ tùy theo vị trí cảnh quan theo cách trang trí nội thất trong nhà đặt cho phù hợp.

Theo Thiên Việt- Thế giới tâm linh

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Cách đặt tên cho con sinh năm Quý Tỵ 2013 (tuổi Tỵ)

Đặt tên cho con trai năm quý tỵ 2013? Đặt tên cho con gái năm quý tỵ 2013?… Là những câu hỏi mà các bậc cha mẹ sinh con vào năm 2013 quan tâm hàng đầu, năm âm lịch là năm Quý Tỵ và mệnh thủy (Trường lưu thủy – nước sông dài)


Cái Tên sẽ đi theo suốt cuộc đời của người mang nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau… Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên, khi Đặt Tên Cho Con: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp…
Khi đặt tên cho con tuổi Tỵ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi. Cụ thể như sau:

Tên kiêng kỵ:

Theo can chi thì Tỵ và Hợi là đối xung, Tỵ và Dần là tương khắc nên cần kỵ những chữ có liên quan tới những chữ Hợi và Dần trong tên gọi của người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Tượng, Hào, Dự, Gia, Nghị, Duyên, Xứ, Hiệu, Lương, Sơn, Cương…

Rắn thường sống ở các hang động âm u và hoạt động về đêm nên rất sợ ánh sáng mặt trời. Do vậy, cần tránh những chữ thuộc bộ Nhật khi đặt tên cho người tuổi Tỵ. Những tên cần tránh gồm: Tinh, Đán, Tảo, Minh, Tình, Huy, Trí, Thời, Hiểu, Thần, Diệu, Yến, Tấn, Nhật…

Theo thành ngữ “Đánh rắn động cỏ”, nếu dùng những chữ thuộc bộ Thảo để đặt tên cho người tuổi Tỵ thì vận mệnh của người đó không suôn sẻ. Vì vậy, bạn cần tránh những tên như: Ngải, Chi, Giới, Hoa, Linh, Phương, Anh, Nha, Thảo, Liên, Diệp, Mậu, Bình, Hà, Cúc, Hóa, Dung, Lệ, Vi, Huân…

Theo địa chi thì Tỵ thuộc Hỏa, Tý thuộc Thủy, Thủy – Hỏa tương khắc. Vì thế, tên của người tuổi Tỵ cần tránh những chữ thuộc bộ Thủy như: Thủy, Cầu, Trị, Giang, Quyết, Pháp, Tuyền, Thái, Tường, Châu, Hải, Hạo, Thanh, Hiếu, Tôn, Quý, Mạnh, Tồn…

Rắn bị xem là biểu tượng của sự tà ác và thường bị đuổi đánh nên rắn không thích gặp người. Do đó, bạn không nên dùng chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Lệnh, Đại, Nhậm, Trọng, Thân, Hậu, Tự, Tín, Nghi, Luận, Truyền…để đặt tên cho người tuổi Tỵ.

Ngoài ra, bạn cần biết rắn là loài động vật ăn thịt, không thích những loại ngũ cốc như Mễ, Đậu, Hòa. Vì vậy, bạn nên tránh những tên thuộc các bộ này, như: Tú, Thu, Bỉnh, Khoa, Trình, Tích, Mục, Lê, Thụ, Đậu, Phấn, Mạch, Lương…

Tên đem lại may mắn:

Người tuổi Tỵ là người cầm tinh con rắn, sinh vào các năm 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013, 2025…

Dựa theo tập tính của loài rắn, mối quan hệ sinh – khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội…) và nghĩa của chữ trong các bộ chữ, chúng ta có thể tìm ra các tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Tỵ.

Rắn thích ẩn náu trong hang, trên đồng ruộng hoặc ở trên cây và thường hoạt động về đêm. Vì vậy, có thể dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên cho người tuổi Tỵ.

Những chữ đó gồm: Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, An, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Lâm, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Phong, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ…

Rắn được tô điểm thì có thể chuyển hóa và được thăng cách thành rồng. Nếu tên của người tuổi Tỵ có chứa những chữ thuộc bộ Sam, Thị, Y, Thái, Cân – chỉ sự tô điểm – thì vận thế của người đó sẽ thăng tiến một cách thuận lợi và cao hơn.

Bạn có thể chọn các tên như: Hình, Ngạn, Thái, Chương, Ảnh, Ước, Tố, Luân, Duyên, Thống, Biểu, Sơ, Sam, Thường, Thị, Phúc, Lộc, Trinh, Kì, Thái, Thích, Chúc, Duy…
Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp. Vì vậy, những tên chứa các chữ Dậu, Sửu rất hợp cho người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Ngọ, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan…

Tỵ, Ngọ, Mùi là tam hội. Nếu tên của người tuổi Tỵ có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa…

Rắn là loài động vật thích ăn thịt. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục – có liên quan đến thịt – để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Các tên đó gồm: Tất, Chí, Cung, Hằng, Tình, Hoài, Tuệ, Dục, Hồ, Cao, Hào, Duyệt, Ân, Tính, Niệm…

Rắn còn được gọi là “tiểu long” (rồng nhỏ). Do vậy, những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Tỵ. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ…

Để đặt tên cho con tuổi Tỵ, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.

Tam Hợp

Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Tỵ nằm trong Tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.

Bản Mệnh

Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hành tương sinh hoặc tương vượng với Bản mệnh.

Tứ Trụ

Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt.

Nguồn: CamNangGiaDinh theo TTVN

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Bát hương, việc bốc và sử dụng bát hương

Với người Việt, trong gia đình (ngay cả người theo Công giáo) nhà nào cũng có ban thờ và trong ban thờ một linh vật không thể thiếu được.
Đó là bát hương hay bát nhang dùng để cắm cây hương sau khi đã thắp. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào đâu phải ai cũng rõ.
1. Bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v... mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc
- Thờ Phật:cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
- Thờ Thần:thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
- Thờ gia tiên:họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.
Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần (trong đó có gia đình tôi) chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời - Phật - Thánh - Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì  vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.
Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân.Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?
 
2. Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng.  Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối  với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.
Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ  số bát hương (cho Tổ tiên,  Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!
 
3. Việc bốc bát hương phải nhờ thầy, đó là thầy chùa () hoặc pháp sư (người tu tại gia). Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có tác dụng làm tăng linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.
 
4. Quy trình bốc bát nhang:
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục "bốc bát hương" thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
- Khi mua bát hương cần chọn loại  không có chữ  Hán viết ở thành.
- Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
- Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
- Bát nhang đã được làm đúng pháp là bát nhang có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
http://i538.photobucket.com/albums/ff346/lythienhuongvn/A1.jpg 
Hình Bát Nhã Tâm Kinh và một chủng tử Om Ah Hum có thể bỏ vào bát nhang hay tượng .
- Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thường có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đừng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
- Nhiều người còn dán ra ngoài bát nhang ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát nhang.
- Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
 Chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.

5. Sử dụng bát hương:
Bát hương đã bốc xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt. thả tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nghiệm ra nhưng người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô () và thanh (mới) và phòng bốc hoả.
Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo "điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng nước dập tắt tránh "Thuỷ Hoả giao tranh".
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ...
- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát...
Thế đấy xung quanh bát hương có nhiều việc cần biết. Song còn do hoàn cảnh và tập tục mỗi nơi. Nhớ lại ngày trước chúng tôi chỉ đốt hương trong 3 ngày Tết. Bát hương tự tạo bằng cốc nhựa, bát ăn, bên trong đựng gạo. Sau này, khi đã đi nhiều, nghe  lắm, chắt lọc sách vở tôi đã cỡ vạc ra nhiều nhưng có những điều vẫn chưa lý giải nổi, đặc biệt ngẫm ra mình thực hiện còn chưa đúng nghi thức trên. Sửa dần vậy nhưng cốt ở Tâm thành! 
Trích từ trang Chùa Thiên Ân 
 ******************************************************************
Đây là một tài liệu về cách THỈNH THẦN NHẬP TƯỢNG ( KHAI QUANG ) :
" Tượng mới chưa dùng thỉnh về từ các tiệm buôn cần tẩy uế, hay rửa cho sạch bụi. Dùng một bát nước sạch, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha (21 hay 27 (9x3) lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Dùng nước đó để rửa sạch tượng. Dùng một bát nước sạch, bỏ vào ít nước hoa, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha, tri thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước (7 hay 9). Dùng nước đó để rửa tượng. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

In Kinh Đại Bi Sám Pháp, Đại Bi Tâm Chú với chủng tử Phạn ngữ, Bát Nhã Tâm Kinh với chủng tử Phạn Ngữ. Dùng nước hoa thơm thấm vào 4 góc và chính giữa kinh. Trì chú Thanh Tịnh Pháp vào trong kinh (7 hay 9 lần). Trì tụng kinh đó 7 hay 9 ngày.

Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm mầu của ngũ hành: Vàng, Trắng, Đen (hay xanh da trời), Xanh lá cây, và Đỏ. Dùng chú tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng.

Sau khi đã đầy đủ, để kinh Bát Nhã phạn tự trên Kinh Đại Bi Sám Pháp, để Đại Bi Tâm chú phạn tự chồng trên kinh Bát Nhã, rồi cuốn tròn lại, cuộn sao cho thấy các chủng tử ở ngoài. Dùng dây chỉ ngũ sắc đã kết cột kinh lại. Có thể gấp lại và bỏ trong bao, dùng dây ngũ sắc cột miệng bao lại.

Vẽ 3 chủng tử Om Ah Hum (phạn tự hay Tạng tự đều được) canh vẽ sao cho chữ Om phần giữa hai lông mày, Ah ở miệng, và Hum ở cổ của tượng - khoản cách đều nhau. Hay in ra rồi lấy mực đỏ đồ lên. Khi vẽ chữ Om thì trì chữ OM, vẽ chữ Ah thì trì chú AH, vẽ chữ Hum thì trì chú HUM. Nếu tập vễ các chủng tử, tập vẽ rồi mang tất cả ra ngoài đốt.

Dùng giấy có Om Ah Hum dán ở trong lòng tượng đúng theo vị trí như trên. Để kinh đã cuốn dựng đứng trong lòng tượng. Để cho chữ viết đúng, đừng để ngược xuống. Niêm kín lỗ rỗng dưới lòng tượng lại. Phân này luôn trì Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Cảm Ứng.

Tất cả vật dụng đều phải dùng chú để tẩy uế!

Sau đó đọc kinh an vị Phật (xem trong kinh nhật tụng)

Các tượng Phật Bồ Tát khác cũng làm như thế. Vẽ thêm chủng tử của vị Phật hay Bồ Tát của hình tượng ở phần đầu của chú Đại Bi Tâm phạn tự.

Hình của Bồ Tát cũng theo trên mà làm. Dùng nước thanh tịnh để lau chùi khung ảnh. Phần sau của hình thì vẽ các chủng tử Om Ah Hum như đã dẫn ở trên. Hay in ra dùng mực đỏ vẽ đồ lên các chủng tử rồi dán sau hình cũng được. Kinh và dây ngũ sắc để phía sau hình.

Đây là cách cho các bạn ở xa không phương tiện nhờ chư Tăng hay các thầy điểm nhãn cho hình tượng chư Phật hay Bồ Tát.

Hình tượng đã thờ lâu ngày không cần phải làm.

Để đỡ tốn tiền mực, dùng hình kinh Bát Nhã phạn tự chữ đen trên nền trắng.

Một cách khác: Tượng mới thỉnh về cũng làm sạch như đối với bát nhang . Các đồ cho vào tượng qua lỗ trống ở dưới đáy tương tự như khi cho vào bát nhang . Sau đó , dùng băng keo dán kín lỗ ở dưới lại . Lập đàn pháp của Tiên gia theo nghi quỹ sau :

NGHI THỨC CÚNG LUYỆN PHÉP:
Thường thường luyện vào các thời Tý –Ngọ –Mão –Dậu.
Luyện theo trình tự như sau :
• Người luyện trước đó phải tắm rửa sạch sẽ.
• Thắp nhang 3 nén chắp tay cầm nhang theo hiệp chưởng ấn.
• Quán tưởng Linh phù như sau :

DSC00999.jpg

• Đọc CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI: ( Ôm ram xóa ha ) –7 lần.
• Tịnh CHÚ TAM NGHIỆP: (ÁN SA PHẠ BÀ PHẠ –TRUẬT ĐÀ SA PHẠ –ĐẠT MA SA PHẠ –BÀ PHẠ TRUẬT ĐỘ HÁN ) –3 lần.
• Đọc CHÚ NIỆM HƯƠNG: ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) –3 LẦN.
Nam mô hách hách dương dương.
Nhật xuất Đông Phương.
Vạn sự Thần Pháp kiết tường.
Hộ Thần đệ tử thủ chấp phần hương.
Họa Linh phù Tiên sư Tổ sư chứng giám.
Án Thiên linh linh.
Án Địa linh linh.
Ngã linh Thần phù lai ứng hiện.
Án Thiên viên –Địa phương –Thập nhị công chương.
Thần Phù đáo thử trừ Tà ma ,Quỷ mị bất đáo vãng lai.
Trừ bá bệnh ,trừ tai ương.
(Nam mô Phật tổ Minh dương Bồ tát ma ha tát ) –3 lần.
Xá 3 xá,sau đó cắm nhang trên bàn thờ.

• KIẾT ẤN HỘI TỔ
:Bấm ngón tay cái vào ngón Tý của 2 lòng bàn tay,sau đó đưa lên bấm vào móng tay của ngón áp út,móc hai ngón trỏ và giữa vào nhau,ngón út dựng đứng.Đặt ấn Hội Tổ lên sát ngực và đọc CHÚ HỘI TỔ như sau :
• CHÚ HỘI TỔ :
(Nam mô Phật Tổ Như lai chứng minh.
Đạt ma Tổ sư chứng minh.
Nam mô Tam giáo Đạo sư Tam Thập lục Tổ.
Tổ Xiêm,Tổ Lèo,Tổ Miên,Tổ Mọi.
Mình dưới Châu giang –Bà lai đàng Chà.
Mẹ sanh,mẹ Lục,ông Lục Phật Tổ,Cửu Thiên Huyền nữ,Lỗ Ban chơn tử.
Thập nhị Thời Thần.
12 vị Thần Bùa,Thập lục ông Tà bà Tà ,bà Lục.
Cảm ứng chứng minh cho Đệ tử là ..... –TUỔI .... đả thông Huệ Tâm,Huệ Nhãn,Huệ Nhĩ,Huệ Thiệt,Huệ Khẩu đắc quả Linh phù cứu Thế ,trợ Dân ) –3 lần.
• Xả ấn hội tổ lên trên đầu để khỏi đánh trúng các vong linh vô tình đứng gần.
• Đọc xong xá 3 xá.
• THỈNH TỔ LỖ BAN :
( Nam mô vạn Pháp Lỗ Ban.
Nam mô Tiên sư Lỗ Ban.
Nam mô vần vận chuyển.
Nam mô thanh tịnh vận chuyển .
Chư Thần vãng lai trợ trì Đệ tử ... –Tuổi .... luyện phép cứu nhân độ Thế.
Sâm ăn băn khoăn –Ba ra rơ tá –Bơ rơ bơ rơ mặc mặc –Cẩn thỉnh Thần minh bảo trì cấp cấp như luật lệnh. ) –3 lần.
• Trong khi đọc Quán tưởng BÙA LỖ BAN như trên.

CHÚ KHAI QUANG - ĐIỂM NHÃN .
Lấy một thau nước sạch –Lấy bông xé bỏ vào và xịt thêm dầu thơm.
Nhúng ông Địa hay Thân Tài vào tắm.Sau đó lấy giẻ lau khô rồi để trên Đạo tràng.
Cúng nhang, nến, nước lạnh cho Phật hay rươụ cho Thần.
Bắt ấn Tý và đọc chú khai quan :

CHÚ KHAI QUANG :

Phụng thỉnh Thổ Địa chi Thần
Hoặc –Phụng thỉnh Tài Thần.
Giáng hạ tại vị chứng minh –Kim vì ấn chú tên là ….Tuổi…Phát Tâm phụng thờ cốt vị.Xin ngài giáng hạ nhập vô –Hồn nhãn nhập nhãn –Hồn nhĩ nhập nhĩ –Hồn tâm nhập tâm –Túc bộ khai quờn –Tâm can,tì phế,thận –Cấp cấp linh linh.
Sau đó cầm ba cây nhang chỉ vào từng chỗ mà đọc :
Điểm nhãn nhãn thông minh .
Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh.
Điểm khẩu khẩu năng thuyết.
Điểm phủ túc thông hành.
Cấp cấp như luật lệnh.

Khi quán tường tập luyện nhìn đèn cầy,nhìn nhang sao cho lá Bùa lọt toàn bộ vào trong ánh lửa.
Khi luyện phép xong phải nói 3 lần :Tống Thần –Tống Thần –Tống Thần.

MỘT SỐ LÁ PHÙ CẦU TÀI CÓ THỂ BỎ VÀO TƯƠNG HAY DÁN TRÊN BÀN THỜ .


A1-1.jpg

A4.jpg

A5.jpg

A6.jpg

A7.jpg

A8.jpg
Cách làm như trên thuộc phái Lỗ Ban của Đạo Tiên Gia . Còn theo Mật Tông thì sau khi đọc xong nghi quỹ của bổn tôn , các bạn chỉ cần trì 21 biến của BẠCH Y THẦN CHÚ , LỤC TỰ MINH CHÚ HAY CHUẨN ĐỀ ... vào tượng . Sau cùng là hồi hướng cho các chư vị Thần là xong .
Trên đây là những hiểu biết cần thiết về bàn thờ Ông Địa - Thần Tài . Những điều đó chỉ giúp các bạn có khái niệm và những việc cần phải làm khi lập bàn thờ . Khi lập bàn thờ nên nhờ các vị có chuyên môn cao , đức hạnh trọng làm cho thì bàn thờ mới được linh nghiệm , đủ sức giúp cho thân chủ làm ăn phát đạt . Và điều sau cùng nhắn nhủ các bạn : " CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ HƯỞNG " , tu thân , tích đức mới là mọi nguồn suối của hạnh phúc. 
                                  Trích diễn đàn Vô Lượng Công Đức