Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Phần 3: Tương hợp giữa các thiên can và địa chi

Tương hợp giữa 2 Can, hoặc khi 2 hay 3 Chi hợp với nhau, môn dự đoán qua tứ trụ nói đến sự liên đới của chúng như một tuần hoàn tự nhiên đại diện cho các khía cạnh của đời sống con người. Những khía cạnh đó được phân loại qua 10 thần (ten gods). Những "vị thần" này không phải Chúa, Thượng đế hoặc thần thánh nào cả, mà chỉ những đại diện cho các mặt đời sống của con người qua sự liên hệ từ Can ngày mà ra.

Những điều cần nắm căn bản về sự hợp lại của Can hoặc Chi:
  • Chỉ có 2 Can hợp với nhau hoặc hợp giữa 2 hoặc 3 Chi.

  • Không có việc Can hợp Chi hoặc Chi hợp Can.

  • CHI hợp mạnh hơn Can hợp.

  • CAN hợp với nhau chỉ thành khi có chi thuộc hành mà nó hóa thành có ở địa chi.

  • Trong tứ trụ và vận hạn, khi xảy ra vừa có Chi hợp và Can hợp, sức mạnh nghiêng về loại Chi hợp.

  • Tam hội của Chi và Tam hợp mạnh hơn Lục hợp.

  • Sự tương hợp giữa các chi hoặc can không phải lúc nào cũng tốt. Nếu nhật chủ không thể chuyển sức mạnh của chúng thành hiện thực thì sẽ lĩnh hậu quả tai hại, bị lạm dụng, quấy rầy không yên. Đó là nói đến thân quá nhược hoặc ngũ hành của sự hợp hóa kia có tác hại đến dụng thần.

  • Gọi là bán tam hợp hay bán tam hội khi chỉ có 2 chi trong tam hợp hoặc tam hội được hình thành và chỉ có tác dụng khi chi thứ ba xuất hiện trong đại vận hoặc lưu niên. Khi có lực Xung xảy ra đồng thời trong tứ trụ, bán tam hợp không chế ngự được Xung hoàn toàn, trừ khi ngũ hành của sự hợp hóa là vượng khí làm cản trở lực Xung.

  • Sự hợp hóa của thiên can và địa chi nếu không có gốc là khí vượng trong mùa sinh thì sự hợp hóa yếu kém, không thành tựu. Giải thích dễ hiểu nhất cho việc hợp hóa có gốc hay không này là thành ngữ "mưu sự tại thiên, thành sự tại nhân". Có nghĩa là nhân tố quyết định cho mọi sự thành công, dù là chính hay thiên, đều nằm ở nhân nguyên là Can tàng trong Chi.

1. Tam hợp dụng ngũ hành mạnh nhất. Chỉ có 4 hành hội tụ, không có hành Thổ.
    • Thân-Tí-Thìn, hợp hóa thành Thủy
    • Hợi-Mão-Mùi,  hợp hóa thành Mộc
    • Dần-Ngọ-Tuất,  hợp hóa thành Hỏa
    • Tỵ-Dậu-Sửu,  hợp hóa thành Kim

2. Tam hội dụng mùa mạnh nhất.
    • Dần-Mão-Thìn, mùa Xuân
    • Tỵ-Ngọ-Mùi, mùa Hạ
    • Thân-Dậu-Tuất, mùa Thu
    • Hợi-Tý-Sửu, mùa Đông

3. Lục hợp dụng sức mạnh của thiên can có thể hóa ngũ hành được hợp nhất trừ 2 chi Ngọ-Mùi
    • Tý-Sửu > Thổ
    • Dần-Hợi > Mộc
    • Mão-Tuất > Hỏa
    • Thìn-Dậu > Kim
    • Tỵ-Thân > Thủy
    • Ngọ-Mùi
Các sự hợp và hóa tìm thấy trong tứ trụ gọi là Nội hợp. Nếu xảy ra giữa tứ trụ và đại vận, hoặc lưu niên thì xem là Ngoại hợp. Vì xảy ra ở vận hạn nên ngoại hợp không nhất thiết có tác động lên chính bản thân mà phải xem 10 thần đại diện. Đôi khi cha mẹ, vợ chồng, con cái là những đối tượng của sự tác hợp đó.

Thiên can hợp hóa dụng sức mạnh của ngũ hành:
    • Giáp-Kỷ hợp hóa Thổ
    • Ất-Canh hợp hóa Kim
    • Bính-Tân hợp hóa Thủy
    • Đinh-Nhâm hợp hóa Mộc
    • Mậu-Quý hợp hóa Hỏa

Sự hợp hóa của thiên can biểu lộ một sự kết hợp nghiêng về một ngũ hành, một sự hội họp hay liên doanh khi xảy ra trong vận. Ý nghĩa của Can hợp chính là tâm tính của bản thân, như một "thiên mệnh" hoặc "nghiệp báu".


* Giáp-Kỷ hợp trung chính, độ lượng.
* Ất-Canh hợp nhân nghĩa, vị tha.
* Bính-Tân hợp nhục dục, đầy sức sống.
* Đinh-Nhâm hợp trung kiên, nghĩa khí.
* Mậu-Quý hợp vô tình, hời hợt.

Mỗi một loại hợp trên đều có thể hóa khí mới trong điều kiện cho phép của mùa sinh và tâm tính hợp hóa đó chỉ xảy ra khi trải qua đại vận mang hành hóa mới. Thí dụ Ất-Canh hợp hóa Kim thành công trong trụ, đến vận Canh, Tân là cao điểm để thực nghiệm lòng vị tha và trung thành. Ngược lại, đối với hôn nhân lại có thể là thời điểm gãy đổ, ly thân hoặc ly dị.

Các chi hợp hóa thành công hay không cũng do mùa sinh. Thìn hợp Tỵ chỉ hóa Thủy vào mùa đông hàn khí tụ. Nếu có lục hợp này trong mùa hạ thì khi vào vận Nhâm, Quý, sự hóa hợp mới thành hình. Hỏa khí mới của Dần-Ngọ-Tuất rất yếu trong mùa đông, nhưng không phải là sự hình thành này không có ích lợi. Đến vận Bính, Đinh sẽ phát triển được sức mạnh này.

Khi kết hợp thành công sẵn trong tứ trụ, hành hóa khí mới sẽ đại diện cho 10 thần (Tài, Quan, Ấn, Tỷ, Thực). Vấn đề là khía cạnh nào của đời sống được thăng hoa hay bị xâm phạm tùy vào sự vượng hay nhược hay nhật chủ.

Chủ chốt của vấn đề hợp hóa còn do trụ mà Can hay Chi hợp. Nếu là trụ năm và trụ tháng thì việc xảy ra đối với gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em ruột. Xảy ra ở trụ ngày là nói đến chồng, vợ, nhà ở và chính bản thân. Tại trụ giờ là liên hệ đến công việc, sự nghiệp và con cái.

Nếu Kiêu, Ấn bị ảnh hưởng bởi sự hợp hóa, vấn đề sức khỏe của bản thân hay cha mẹ ông bà sẽ xảy ra. Tỷ hoặc Kiếp được hình thành thì vào vận hóa sẽ có nhiều cuộc hội họp và bạn bè mới. Tài vận mà gặp hóa hợp thuận lợi thì sẽ có cơ hội phát tài. Nhưng phải nghĩ rằng nếu hành hóa mới là kỵ thần phá hoại thì có nguy cơ phá sản, các dự án không thành hình hoặc tang chế trong gia đạo.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Lá số của Mark Zuckerberg:

Hình ảnh

Lá số được viết lại như sau:

Năm, Tháng, Ngày, Giờ.

Giáp Tý, Kỷ Tỵ, Mậu Thân, Kỷ Mùi

Đại vận:

7 Canh Ngọ, 17 Tân Mùi, 27 Nhâm Thân, 37 Quý Dậu, 47 Giáp Tuất, 57 Ất Hợi, 67 Bính Tý.

Tỷ phú Lý Gia Thành và phong thủy mộ phần

Người Trung Quốc ngày nay nghe tới cái tên Lý Gia Thành không ai là không biết. Bởi đó là cái tên của người giàu có nhất Trung Quốc trong suốt 30 năm qua và cũng là tỷ phú giàu thứ 9 thế giới theo đánh giá của Tạp chí Forbes với tổng số tài sản lên tới 30 tỷ đô la Mỹ.

Cái sự giàu có của tỷ phú họ Lý thì là chuyện đã rồi, không ai là không thừa nhận. Thế nhưng vì sao Lý Gia Thành có thể giàu có tới mức như vậy? Người ta cho rằng, nguồn gốc tạo nên sự phát tài của họ Lý không phải là số mệnh, cũng chẳng phải là nhờ tòa biệt thự có địa thế rất đẹp ở Hồng Kông mà chính là nhờ vị trí mộ tổ của gia tộc họ Lý vẫn còn nằm ở Quảng Đông…
Người Trung Quốc cho rằng, sở dĩ họ Lý giàu được như vậy, một là nhờ số mệnh, hai là do phong thủy của tòa biệt thự triệu đô của Lý Gia Thành ở Hồng Kông. Trên thực tế, phân tích của các nhà Lý học không phải không có lý.
Tỷ phú Lý Gia Thành
Tuy nhiên, phải khẳng định ngay rằng, trong tứ trụ của Lý Gia Thành không hề có bất cứ dấu hiệu nào dự đoán rằng ông ta sẽ trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Nói Lý Gia Thành giàu nhờ mệnh tốt, e là không hợp lý. Vậy còn phong thủy thì sao? Phải nói ngay rằng, phong thủy tạo nên tiền bạc, hay ảnh hưởng tới sự sang - hèn, thọ - yểu của một đời người có sự khác biệt về bản chất đối với phong thủy quyết định vận mệnh.
Chẳng hạn như trường hợp của Lý Gia Thành, ông ta xây dựng biệt thự ở Hồng Kông sau khi đã phát tài. Như vậy, phong thủy của tòa biệt thự này trong cuộc đời của Lý Gia Thành là phong thủy về sau. Mặc dù nó có ảnh hưởng tới vận mệnh về sau của Lý Gia Thành, tuy nhiên nó không thể so sánh với phong thủy tiên thiên mang ý nghĩa quyết định vận mệnh của Lý Gia Thành được. Vậy cái gọi là phong thủy tiên thiên có ý nghĩa quyết định đó của Lý Gia Thành nằm ở đâu? Các nhà phong thủy cho rằng, nó nằm ở nơi phát tích của tổ tiên gia tộc họ Lý.
Gia tộc họ Lý vốn quê gốc ở Phúc Kiến, thời cuối Minh, đầu Thanh mới chuyển tới Quảng Đông, đến Lý Gia Thành đã trải qua 10 đời. Gia tộc họ Lý vốn có truyền thống thi thư. Ông nội Lý Gia Thành là tú tài trong khoa thi cuối cùng của triều Thanh. Cha ông - Lý Vân Kinh - cũng từng là hiệu trưởng một trường tiểu học ở Triều An.
Tới năm 1941, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Nhật Bản tấn công Trung Quốc. Để tránh sự tàn phá, giết chóc của chiến tranh, cha Lý Gia Thành đưa cả ra đình từ Triều Châu tới Hồng Kông lánh nạn. Như vậy, có thể nói phong thủy của tổ tiên họ Lý không thể ở Hồng Kông được mà phải ở Triều Châu. Vì thế, để lý giải nguyên nhân Lý Gia Thành trở nên giàu có như vậy, không thể không xem phong thủy mộ tổ của họ Lý.
Mộ tổ của gia tộc họ Lý nằm bên bờ sông Hàn Giang, một huyệt, gồm 3 mộ, lưng dựa vào cung Khôn, hướng mặt về cung Cấn. Hai nhân vật quan trọng nhất của gia tộc họ Lý là Lý Bằng Vạn - cố nội của Lý Gia Thành và Lý Hiểu Phàm - ông nội của Lý Gia Thành được an táng trong ngôi mộ này. Vào năm 1987, sau khi đã trở nên giàu có, Lý Gia Thành đã đem di cốt của tổ tiên họ Lý cải táng, cho cùng về một hướng như hiện tại.
Cố nội của Lý Gia Thành - Lý Vạn Bằng - là tiến sĩ thời cuối Thanh, nhờ biểu hiện xuất sắc trong cuộc thi tại Điện Văn Hoa đã trở thành một trong những người được triều đình tuyển chọn trong kỳ tuyển chọn 12 năm mới tổ chức một lần.
Những năm cuối đời, Lý Vạn Bằng từ quan về quê, quy táng ở bên bờ sông. 10 năm sau, con trai thứ của Vạn Bằng là Hiểu Phạm cũng mất, được chôn cất ở bên phải mộ của Lý Vạn Bằng. Vì sao cha con Lý Vạn Bằng lại quyết định cùng chôn ở một nơi? Rồi sau đó, những hậu duệ dòng họ Lý đều rất mực “trung thành”, đem mộ tổ của dòng họ mình tập trung tại nơi đây? Lý do giải thích duy nhất chính là vì, họ Lý đã nhìn ra long huyệt hiếm có ở nơi đây.
Ngọn núi tổ của mộ phần dòng tộc họ Lý chính là đỉnh Đồng Cổ Chướng - đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Liên Hoa. Dãy Liên Hoa nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Đông, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đi xuyên qua vùng phía Đông của Quảng Đông, có nhiều ngọn núi cao hàng ngàn mét, trở thành một tấm bình phong chắn toàn bộ khu vực này. Dãy Liên Hoa là dãy núi quan trọng nhất của miền Đông tỉnh Quảng Đông, kéo dài khoảng 200km.
Ở phía Đông Bắc của dãy Liên Hoa còn có núi Âm Na, mạch núi từ Quảng Đông chạy theo hướng Đông kéo dài tới gần Hồng Kông. Mang hình dáng của một bông sen năm cánh, ngọn núi Âm Na là một trong những ngọn núi lừng danh đối với các nhà phong thủy.
Nó là ngọn núi thái tổ của mộ phần tổ tiên Lý Quang Diệu và cũng có liên quan không ít tới mộ tổ của gia tộc họ Lý mà chúng ta đang nói tới. Trong vòng 100 năm, ngọn “tổ sơn” này đã sinh ra những nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế cho người Trung Quốc.
Mộ tổ của Lý Gia Thành cũng nằm trên mạch núi Liên Hoa này và có liên quan tới ngọn núi Âm Na nổi tiếng. Tuy nhiên, ngọn núi tổ của mộ phần gia tộc họ Lý thì nằm cách ngọn Âm Na khoảng gần 30km. Đó chính là ngọn Đồng Cổ nằm ở huyện Phong Thuận, thành phố Mai Châu.
Ngọn Đồng Cổ cao 1.559m so với mực nước biển, chính là phần chạy ra sông Hàn Giang của dãy Liên Hoa. Dường như để tìm kiếm cơ hội kết hợp sơn và thủy, long mạch liên tục chạy ra hướng bờ sông Hàn Giang. Hàn Giang vốn có tên là Viên Thủy, phần thượng du phân thành Mai Giang và Thinh Giang, tổng cộng chiều dài lên tới 659,4km. Đối với long mạch, phần quan trọng nhất chính là phần trung du của Hàn Giang.
Phía Tây Bắc là nơi ngã ba hội tụ ba dòng sông, phía Đông Nam, tại Triều Châu, Hàn Giang phân thành ba nhánh Đông, Tây, Bắc đổ ra biển. Ba giang hợp lại thành một, rồi sau đó lại tách thành ba, đổ ra biển. Mộ tổ nhà họ Lý đã chọn đúng vị trí trên đoạn sông mà ba con sông đã hợp thành một, nơi dòng chảy mạnh nhất để đặt mộ. Tuy nhiên, đoạn hợp lưu này cũng kéo dài tới hàng trăm cây số, vấn đề là phải chọn được vị trí có sự kết hợp thuận lợi nhất giữa dòng chảy và long mạch của ngọn núi tổ - ngọn Đồng Cổ.
Về lý thuyết, tại đoạn sông này, có một vị trí phong thủy tốt hơn nhiều so với vị trí đặt mộ hiện tại của gia tộc họ Lý. Tuy nhiên, không hiểu vì sao tổ tiên Lý Gia Thành đã không lựa chọn nó. Đó là nơi mà hai bờ sông bị các dãy Đồng Cổ và dãy núi Phượng Hoàng ở phía Nam thị trấn Quy Hồ chạy sát tới bờ, bóp chặt hai bên khiến dòng chảy bị nhỏ lại.
Tuy nhiên, các nhà phong thủy cho rằng sự vận hành của long mạch thường vượt ra ngoài những suy nghĩ thông thường. Vì vậy, có lẽ việc Lý Vạn Bằng bỏ qua vị trí mà nhiều người cho là đắc địa này không phải không có nguyên nhân của nó.
Sông Hàn Giang
Sau khi bị bóp chặt vì hai dãy núi ở hai bên, dòng Hàn Giang tiếp tục chảy xuống phía Nam. Tuy nhiên, nhờ có nguồn nước bổ sung của suối Phượng Hoàng và kênh Cao Thổ, dòng nước của sông Hàn Giang ngày càng mạnh hơn. Khi chảy tới núi Trúc Sơn, cách thành Triều Châu khoảng 2km thì ngọn núi thấp ở phía Tây Hàn Giang là Khâu Lăng xuất hiện một lòng trũng hướng về phía Đông Bắc. Tại phía Tây Bắc thành Triều Châu, các dãy núi liên tục giao thoa với Hàn Giang, dãy Liên Hoa và Phượng Hoàng từ hai phía Đông và Tây cùng lúc tác động khiến dòng sông uốn lượn, xuất hiện sự tụ kết của long mạch.
Tổ tiên của Lý Gia Thành đã không bỏ qua cơ hội hiếm hoi này, lựa chọn vùng đất trũng ở phía Đông Bắc của ngọn Trúc Sơn, quay mặt về hướng Đông Bắc, nhìn ra đoạn uốn khúc của sông Hàn Giang. Nằm cách bờ sông Hàn Giang chỉ vài trăm mét, nước tới từ cung Càn, ra ở cung Ất, có thể nói là nơi tàng phong tụ khí, một vị trí đặt mộ đắc địa về phong thủy.
Để lý giải phong thủy đắc địa của mộ tổ họ Lý, cần phải vượt ra khỏi những khuôn khổ của quan niệm phong thủy truyền thống. Quan niệm phong thủy vốn có câu “Cửa trời thì mở, cửa đất thì đóng”, tức là nói nơi đất tốt thì nước phải bắt nguồn ở đó và cũng đóng ở đó. Tuy nhiên, có phải tất cả các trường hợp đều như vậy không? Câu trả lời là không. Trường hợp của mộ tổ họ Lý là một ví dụ rất điển hình.
Do sông Hàn Giang dưới tác động của các dãy núi nằm ở hai bên bờ sông nên tới trước mộ của tổ tiên họ Lý thì uốn khúc. Điều này khiến vị trí mộ của tổ tiên Lý Gia Thành dù không phải là nơi bắt nguồn của nước mà vẫn có nguồn gốc của nước, đồng thời cũng không có nước chảy đi. Vì thế, dù không giống như địa thế thường thấy trong mô tả của các nhà phong thủy, song địa thế mộ tổ của nhà họ Lý vẫn là nơi hội tụ được tất cả những điểm tốt nhất của một nơi đặt mộ huyệt.
Ngoài ra, ngọn núi kết huyệt của mộ tổ họ Lý chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ứng với vị trí của Thổ tinh. Tuy nhiên, Thổ tinh này có nhiều điểm khác với Thổ tinh thông thường. Một huyệt núi dài không tới 200m, mặt quay về phía sông Hàn Giang, bên cao bên thấp, ở giữa hình thành một đoạn lõm xuống.
Nếu nhìn từ xa, trông ngọn núi này sẽ rất giống với hình một con trâu. Hình dáng một con trâu nằm, theo phong thủy, gọi là huyệt Mục đồng thương khuân (kho lúa của mục đồng). Đất có hình trâu nằm thì nên đặt huyệt mộ tại đâu? Theo quan niệm phong thủy truyền thống, huyệt mộ có thể đặt tại một trong các vị trí mũi, mắt, sừng, chân, tai, bụng của con trâu. Tổ tiên họ Lý đã lựa chọn ngay phần bụng của trâu để đặt mộ. Đây là một lý do nữa khiến mộ tổ của Lý Gia Thành có được vị trí phong thủy đắc địa.

Tứ trụ của Lý Gia Thành
Hình ảnh

Bằng Hư - Bài đăng trên ấn phẩm chuyên đề báo ĐSPL.