Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Phần 5: Dụng Thần trong Bát Tự

  Như chúng ta đã biết trong dịch lý có câu "thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" vạn vật trong trời đất đều thuận theo, thích ứng với mệnh trời mới có khả năng sanh tồn, nếu ngược lại thì vạn vật tất bị diệt vong. Xác định dụng thần là 1 bước quan trọng trong luận số mệnh, từ đó ta mới có thể tìm hiểu và phán đoán chính xác mệnh và vận số nhằm cân bằng mệnh cục , hóa giải hung sát, kích thích điểm hưng vượng của mệnh cục.
Trong mệnh lý học Tứ Trụ hay Tử Bình, việc căn bản trước tiên là :
- Xác định cách cục trong là số tứ trụ.
- Xác định mệnh thân vượng hay suy.
- Từ tiêu chí thông tin mệnh thân suy hay nhược, việc tiếp theo là xác định dụng thần.

1/ Các loại cách cục: như cách cục hóa khí của nhật chủ , tòng cường cách, tòng tài, tòng nhi,tòng sát, ngoại cách .v.v....

2/ Xác định mệnh thân vượng hay suy:
Được lệnh: can ngày vượng khi chi tháng rơi vào các cung: trường sinh, mộc dục, quan đái, lâm quan, đế vượng gọi là được lệnh.
Đắc địa: Can ngày gặp được các chi còn lại trường sinh (can ngày phải dương), gặp lộc, kình dương (khí gốc của can tàng trong chi là tỷ hay kiếp) hoặc gặp mộ kho (can ngày dương gặp mộ kho là có gốc, can ngày âm vô khí gặp mộ kho là không có gốc)
Được sinh: Can ngày được chính ấn hay thiên ấn của các chi khác trong Tứ trụ tương sinh thì được gọi là được sinh.
Được trợ giúp: Can ngày và các can khác trong tứ trụ cùng loại gọi là ngang vai hay kiếp tài trợ giúp bản thân mình, như thế gọi là được trợ giúp.

3/ Xác định dụng thần
"Dụng thần thủ pháp", gồm có : Phù, Ức, Thông quan, Điều hậu, Bịnh dược.
Trong khoa Tử Bình cái khó nhất là tìm dụng thần hay gọi là "Dụng Thần thủ pháp". Dụng Thần tức là những gì ẩn tàng trong tháng sinh. Nhật can phối hợp nguyệt lệnh mà thành thể tính; hợp với nhu yếu của thể tính là Dụng Thần. Cái khó nhất trong Mệnh Lý là 12 cách thủ đoán dụng thần: Đối với thập can phối hợp 12 tháng , cùng với mỗi tháng , mọi nhân nguyên dụng sự đều nhất nhất phân biệt và đưa thí dụ. Thủ dụng cũng có phương thức không ngoài lý do chế hoá sinh khắc, gôp lại có thể chia thành 5 loại trên. 

Thông quan thủ dụng pháp

Thông quan là ngoài Nhật chủ ra, lưỡng đầu đối trĩ (đối đầu với nhau), thế quan lực địch , khinh trọng thân sơ ngang nhau chẳng lẽ có chổ lấy có chổ bỏ, duy có cách quan thông cái khí của nó mới có thể là cái Dụng của ta được. Nghi kỵ cần thiết, tạm thời hoãn bàn không phải là không luận mà phải để ý đến cái khẩn cấp trước đã. 

Thương Quan , lưỡng đình dụng Tài . 
Mâu Dần - Canh Thân - Kỹ Sửu - Giáp Tý 

Thu thổ khí hàn nên dụng Bính hỏa không như Dần Thân lưỡng xung , Ấn bị Tài phá chẳng thể là Dụng . Canh kim là khí đương vượng của nguyệt lệnh thấu xuất thiên can Giáp mộc tọa Tý , lâm quan tại Dần và cùng Nhật chủ tương hợp . Quan Thương thế sức ngang ngữa chẳng thể lấy chẳng thể bỏ . Duy có thể dụng Nhâm thủy trong Thân , tiết kim khí để sinh Mộc , vận hành Thủy Mộc tối mỹ . Đây là lấy thu thổ làm Thể . Tài quan làm Dụng . Một ví dụ khác . 

Tài Ấn lưỡng đình dụng Quan. 
Kỹ Hợi - Bính Tý - Kỹ Tỵ - Canh Ngọ 

Kỷ thổ sinh ở trọng đông , thổ đóng băng cho nên đương nhiên dụng Bính . Tỵ Ngọ thành phương , Bính hỏa xuất can dương hòa đã tràn lan mặt đất . Nguyệt lịnh Tài tinh bĩnh lịnh . Hợi Tý thành phương , Tài vượng tổn Ấn . Duy chỉ có Hợi cung Giáp mộc, Quan tinh thông với khí Tài Ấn . 
Lấy đông thổ làm Thể . Quan ẩn là Dụng . 

Bịnh Dược thủ dụng pháp 

Bịnh Dược thủ dụng pháp (dược ở đây là thuốc) là một trong năm Dụng thần thủ pháp. Ngũ ngôn Độc Bộ có nói :

"Có bịnh mới là Quý , không tỗn chẳng là kỳ,
Trong cách mà khữ bịnh , tài lộc lưỡng tương trì".

Thần Phong diễn ra thành thuyết Bịnh Dược , sự thực ra là cái ý doanh hư tiêu trưởng phối hợp hỷ kỵ . Muốn thế tứ trụ cần phải trung hòa , Quý tiện há chỉ ở chổ bịnh dược. Cái ý của Độc bộ là nói : "Có bịnh chưa đủ là hại, được thuốc cứu không trở ngại cho cái quý của nó, há có phải thực sự lấy bịnh cho là Quý đâu".

Thái cường, thái nhược đều là bịnh, phù nó ức nó là dược. Tác dụng của phù ức đã luận rõ ở trên rồi. Đây chỉ nói cái Dụng của Bịnh và Dược.

Là nguyên cục có dụng thần thích hợp nhu yếu mà bị Can khác ức chế khiến cho nó thành bịnh. Chẳng thể dụng cái thần nhu yếu mà cần khử đi cái thần gây bịnh làm dụng thì nó làm được.

Như hạ Mộc hỷ Ấn, nguyên cục kiến Nhâm Quý cực hợp nhu yếu của hạ Mộc không như biệt can thấu Mậu. Cái Mậu thổ nầy là bịnh thần cho nên chẳng thể lấy Nhâm thủy làm dụng mà cần phải lấy Giáp Mộc có khả năng khử Mậu thổ làm dụng. Giáp mộc bèn là dược vậy. Có Giáp chế Mậu, Nhâm Quý mới hiển được cái công nhuận trạch.

Cách dược khữ bịnh nầy, nguyên cục có nó chung thân hoạch phúc. Đại vận có nó thì trọn vận đó thâu hoạch được lợi ích.

Như ví dụ 1 : 
Nhâm Tuất - Kỹ Dậu - Đinh Sửu - Giáp Thìn . 

Đinh hỏa chiêu dụng tuy sinh Dậu nguyệt chẳng lấy suy kiệt làm kỵ. Nguyên cục có Ấn tương sinh, nguyệt lịnh Tài vượng sinh Quan là mệnh phú Quý song toàn. Không như Kỷ thổ xuất xuất can hổn trọc Nhâm thủy. Chỉ có thể thủ Giáp mộc chế Kỷ làm dụng mà chẳng thể lấy Tài quan làm dụng. Tốt ở chổ cách vị bất hợp đủ để tương chế Sửu Dậu hội cục, phú trọng quý khinh.

Ví dụ 2: 
Mậu Tý - Nhâm Tuất - Giáp Dần - Canh Ngọ 

Thu mộc khô điêu , Dần Ngọ Tuất hội hỏa cục Mộc thành tro bay. Mộc khô hư, cần được Nhâm thủy phá hỏa cục khả dĩ mới phú Quý được. Không như Mậu thổ xuất can chế thủy là bịnh tất cần Giáp mộc tỷ kiên khữ Mậu làm cứu. Nguyên cục vô Tỷ gọi là hữu bịnh vô dược. Hành Tỷ Kiếp vận khá tốt. Quá về sau gặp nhiều trở trệ là vì nguyên cục bịnh trọng vô dược cho nên Dụng thần thụ chế.

Ví dụ 1: có thể hiểu nôm na là trường hợp điển hình dùng Ấn để bảo vệ Quan khỏi sự xâm hại của thương quan (Quan và Thương Quan cạnh trụ) 

Ví dụ 2: có thể hiểu là dùng Tỷ kiên bảo vệ Ấn khỏi sự xâm hại của Tài tinh (Tài và Ấn cạnh trụ) 

Phù ức nhật nguyên thủ dụng pháp 

I. Phù ức nhật nguyên thủ dụng pháp. 
Mệnh lý cần nhất là trung hòa mà trung hòa do ở "phù ức". Bất cập cần sinh phù, thái quá cần ức chế.

- Phù có 2 cách: ấn thụ để sinh, tỷ kiếp để trợ. 
- Ức cũng có 2 cách: quan sát để khắc, thực thương để tiết chế.

Nhật nguyên sao có lúc nên phù, lúc nên ức; nguyên do là do ở thể tính.

Xuân mộc, Hạ hỏa, Thu kim, Đông thủy, thể tính thái vượng, lấy quan sát để khắc, thực thương để tiết. Đó là lấy ức làm dụng.

Xuân kim, Hạ thủy, Thu mộc, Đông hỏa thể tính thái nhược, lấy ấn thụ để sinh, hoặc tỷ kiếp để trợ. Đó là lấy phù làm dụng. 

a/ Phù nhật nguyên thủ dụng pháp . 
Phù nhật nguyên không ngòai dụng Ấn, Kiếp, nhưng cái gì nên dụng Ấn, cái gì nên dụng Kiếp, cần phải xét kỹ. 

Thí dụ: 
Tài quan vượng, dụng Ấn. 
Đinh Hợi - Bính Ngọ - Nhâm Dần - Kỷ Dậu

Nhâm thủy sinh ở Ngọ nguyệt tính cực nhược, kiến thời chi Dậu kim, như tử đắc mẫu, chuyên dụng Ấn thụ sinh Thân, nhưng Dần Ngọ hội cục, Bính Đinh xuất Can, Tài vượng phá Ấn cho nên lấy Nhâm thủy trong Hợi để chế hỏa mới có thể hiểu được cái Dụng của Kim.

Tạo nầy là lấy hạ thủy làm thể, Ấn làm dụng. 
Tài vượng dụng Kiếp.

Ví dụ : 
Quý Dậu - Quý Hợi - Mậu Tý - Đinh Tỵ.

Mậu thổ sinh ở Hợi nguyệt, Tài tinh đương vượng, lưỡng Quý xuất Can, thủy vượng thổ đảng, Ấn bị Tài phá cho nên không thể dụng Ấn, chỉ có thể dụng Kiếp.

Tài vượng dụng Kiếp bèn là Phú cách.

Nguyên lý phú có nói : 
"Qui Lộc cách đắc tài thu họach được phúc, 
Không gặp tài mà qui lộc tất là bần"

Tạo nầy lấy đông thổ làm thể, tỵ lộc làm dụng . 

Điều hậu thủ dụng pháp 

Theo Điều hậu của Uyên Hải Tử Bình thì “Nhật Quý sinh tháng Tuất nên dùng Tân, Giáp, Nhâm, Quý. Kết luận nên dùng dụng thần Giáp là an toàn hơn cả. Hỷ thần Nhâm Quý.”

Là một trong 5 "Dụng thần thủ pháp. Điều hậu như thế nào ?

- Thổ sinh Kim, nhưng mùa hạ thổ táo, cần phải có thủy nhuận thổ mới sinh kim, 

- Kim sinh thủy mà thu đông hàn đống chi kim chẳng thể sinh thủy được cần được hỏa ôn kim mới sinh thủy.

- Mộc sinh hỏa, xuân mộc dương tráng, mộc hỏa tự phàn, cần có thủy nhuận căn bèn là mộc hỏa thông minh,

- Thủy sinh mộc , hàn đông băng đống chi thủy, thủy chẳng thể sinh mộc cần hỏa chiêu nõan mộc mới phu vinh. Về thể chất mà nói , hạ lệnh chẳng thể không có thủy, đông lệnh chẳng thể không có hỏa. Chẳng phải tương sinh mới là sinh, khắc tiết cũng là sinh, đó là điều Trích thiên tủy nói: "Nhi năng sinh mẫu".

Chỉ lúc cần điều hậu lấy điều hậu làm trọng, mấy cái khác tạm thời gác bỏ một bên, hoãn luận.

Ví dụ:
Quý Mão - Ất Sửu - Kỷ Hợi - Kỷ Tỵ 

Kỷ sinh sửu nguyệt băng đống trì đường, đống thủy , khô mộc. Cái gì có thể khắc Thổ được - có Tỵ cung Bính hỏa ám tàng không chỉ có công nõan thổ mà nhân đó là một điểm dương hỏa, tài quan mới có thể sinh; cho nên không dùng Bính hỏa chẳng thể được. Đông thổ kiến Bính hàn cốc hồi xuân. Điều hậu là cấp, Tài quan hoãn luận. 

tài liệu tham khảo từ tuvilyso.com /dinhvantan

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Phần 4:Thần sát của tứ trụ

Thực tế đã chứng minh có rất nhiều người thoát chết, hay thoát tai nạn một cách không thể hiểu được. Các trường hợp may mắn này lại hay gặp nhiều lần ở một người, trong khi đó nhiều người khác lại hầu như không gặp, thậm chí còn toàn gặp những điều rủi ro suốt cuộc đời. Tại sao lại như vậy? Điều này đã khẳng định rằng phải có một thế giới thần linh đang hiện hữu và tất nhiên phải có thần tốt (cát thần) và thần xấu (hung thần). Do vậy Họ đã xác định được các cát thần và hung thần này ở các can, chi trong tứ trụ của mỗi người. Nhưng theo phương pháp tính điểm hạn của tôi thì thần hộ mệnh vĩ đại nhất lại chính là tam hội trong tứ trụ (xem phần 2 của chương 16) .

I – Cát thần 

Các quý nhân có khả năng giải hạn 

1 – Thiên Ất quý nhân 
Cách tra là lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau :
Posted Image

Thiên Ất quý nhân là thần tốt nhất trong mệnh chủ về thông minh, trí tuệ, là thần gặp hung hóa cát..... Nếu hợp hóa thành hỷ, dụng thần là rất tốt, rất kỵ gặp hình, xung, khắc, hại, đất không vong, tử, mộ hay tuyệt.

2 – Thiên Đức - Nguyệt Đức 
Cách tra Thiên Đức và Nguyệt Đức là lấy chi tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can hay địa chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Quý nhân Thiên Đức và Nguyệt Đức là cát tinh, tính tình nhân từ đôn hậu, cuộc đời phúc nhiều, ít gặp nguy hiểm, gặp hung hóa cát, hóa hiểm thành an.... như có thần linh hộ vệ. Nếu trong tứ trụ mà có cả Thiên, Nguyệt Đức thì người đó có năng lực gặp hung hóa cát rất mạnh, gặp phải hung thần cũng bớt xấu rất nhiều, nhưng gặp phải xung, khắc thì vô dụng.

3 - Đức, Tú quý nhân 
Cách tra Đức,Tú quý nhân lấy tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can trong tứ trụ như sau:
a - Sinh các tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Bính, Đinh là Đức quý nhân còn thấy Mậu, Kỷ là Tú quý nhân.
b - Sinh các tháng Thân, Tý hay Thìn mà thấy Nhâm, Quý, Mậu, Kỷ là Đức quý nhân còn thấy Bính, Tân, Giáp, Kỷ là Tú quý nhân.
c - Sinh các tháng, Tị, Dậu hay Sửu mà thấy Canh và Tân là Đức, còn thấy Ất và Canh là Tú.
d - Sinh các tháng Hợi, Mão hay Mùi mà thấy Giáp và Ất là Đức còn thấy Đinh và Nhâm là Tú. 

Đức, Tú quý nhân là cát thần, trong mệnh có nó là người thành thật, tinh thần sáng sủa, nghĩa hiệp thanh cao, tài hoa xuất chúng, nó có thể biến hung thành cát, nếu gặp thêm Học Đường quý nhân thì có tài và quan cao sang, nếu gặp xung khắc thì bị giảm yếu.

Ví dụ: Người sinh tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Mậu hay Quý trong tứ trụ là có Tú quý nhân, có Bính hay Đinh là có thêm Đức quý nhân. Những cái khác cũng tra tương tự.

4 – Văn Xương quý nhân 
Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các địa chi trong tứ trụ như sau: 
Posted Image

Văn Xương quý nhân có thể biến hung thành cát, là người khí chất thanh cao, văn chương giỏi, chủ về thông minh hơn người, ham học, ham hiểu biết, muốn vươn lên, cuộc đời lợi về đườnh học hành thi cử, tiến chức, không giao thiệp với kẻ tầm thường, nam gặp được thì nội tâm phong phú, nữ gặp được thì đoan trang.

Đến giờ tôi mới xác định được bốn quý nhân trên khi xuất hiện ở tuế vận và tiểu vận (nếu không bị hợp) là có thể giải được một phần hạn (vì nó có đìểm hạn âm), còn nếu chúng ở trong tứ trụ thì tôi vẫn chưa xác định được điểm hạn của chúng.

B - Các quý nhân chỉ phù hộ về tài và quan 

1 – Thái Cực quý nhân 
Cách tra lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau: 
Posted Image

Thái Cực quý nhân chủ về thông minh hiếu học, tính cách chính trực, nếu được sinh vượng (Thân vượng) thì ý chí hiên ngang, phúc thọ song toàn, nếu không phải quan cao trong triều thì cũng là người giầu sang giữa muôn dân.

2 - Lộc thiên can 
Lấy can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ nhhư sau: 
Posted Image

Thần Lộc vượng không gặp phải hình, xung, khắc, phá là chủ về công danh thuận lợi. Thân vượng mà Lộc nhiều thì nên bị khắc hoặc cho xì hơi (sinh cho can khác), còn thân nhược mà Lộc nhiều lại không bị khắc (tức Lộc phù trợ cho Thân nên Thân có thể từ nhược thành vượng) đều là quý mệnh. Lộc kỵ bị xung, khắc (như Giáp Lộc ở Dần gặp Thân là bị phá... ) hoặc gặp Không Vong.

3 - Tướng Tinh 
Lấy chi năm hoặc chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Tướng Tinh vừa chủ về võ vừa chủ về văn, có khả năng nắm quyền, được mọi người kính phục. Tướng Tinh đi với Mã Tinh, đi với Kình Dương là hỷ dụng thần, người như thế không phải là tướng soái cũng là cấp tương đương (lộc trọng quyền cao). 

4 - Trạch Mã 
Lấy chi năm hay chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Trạch Mã có hung có cát. Trạch Mã là hỷ dụng thần, nhiều nhất là có tin mừng thăng quan, tiến chức, ít thì cũng được lợi trong sự hoạt động. Mã là kỵ thần, nhiều nhất là buôn ba lao khổ, ít thì vất vả bận rộn. Mã gặp xung (như Mã là Dần mà gặp Thân) như bị quất roi thì thường phải đi lại nhiều như làm trong các ngành giao thông, bưu điện, .... Mã bị hợp như là bị trói (tức khó mà đi đâu được). Mã Tinh là Thực, Thương gặp vận tài phát nhanh như mãnh hổ (điều này chỉ đúng khi Thân vượng hoặc vào vận Thân vượng).

5 – Kim Dư 
Cách tra lấy can ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Kim là kim loại quý như vàng bạc, Dư là xe, vì vậy nó nghĩa là xe trở vàng, hay trở vua, quan đi lại. Người gặp nó thì có phúc đặc biệt, chủ về thông minh, phú quý, tính cách uyển chuyển ôn hòa, dáng người thanh thản. Ngày sinh, giờ sinh gặp được là rất đẹp. Cho nên phàm là người có phúc, nam gặp thì nhiều thê thiếp, anh em hòa thuận, con cháu đông đúc. Nữ gặp thì nhiều phú quý. Nếu còn gặp Mã thì không những lên xuống xe ngựa mà còn có nhiều người hầu hạ ra vào tấp lập, uy phong lừng lẫy.

6 – Kim Thần 
Kim Thần chỉ có ba nhóm Can Chi là Ất Sửu, Kỷ Tị và Quý Dậu (có sách cho rằng Kim thần chỉ có khi Nhật can là Canh hay Tân, sinh vào các tháng Canh Thân hoặc Tân Dậu và phải có tam hợp Tị Dậu Sửu hay tam hội Thân Dậu Tuất trong tứ trụ, nếu các tổ hợp này hóa được Kim cục thì cực tốt).
Nếu trụ ngày hay trụ giờ là một trong 3 tổ hợp của can chi trên là có Kim Thần. Kim không có hỏa không thể thành vũ khí, Kim Thần cần phải có hỏa để luyện, vì vậy Kim gặp hỏa thì sẽ phát. Hỏa có trong tứ trụ không đủ khả năng để phát mạnh mà phải gặp đại vận là hỏa thì mới phát mạnh, vì vậy mới có câu “Kim Thần gặp hỏa, uy trấn biên cương” hay “Kim Thần nhập hỏa, phú quý vanh xa”, nhất là hỏa lại là hỷ, dụng thần.
Kim Thần gặp Thủy (nhất là vào đại vận Thủy) thì tai họa đến ngay, đi lên phương Bắc là xấu, có thể gặp tai nạn rất nặng (theo tôi đều này chỉ đúng khi Thủy là kỵ thần). 

7 – Khôi Canh quý nhân 
Thần Khôi Canh chỉ có bốn tổ hợp can chi : Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất và Mậu Tuất. Khôi Canh chỉ có ở trụ ngày (có thể các trụ khác vẫn được xem là có Khôi Canh nhưng tác dụng của chúng yếu hơn). 
Người gặp Khôi Canh nếu suy (Thân nhược hay ở kỵ vận) thì nghèo đói rách nát, nếu vượng (Thân vượng hay ở vận hỷ dụng thần) thì giầu sang tuyệt trần. Khôi Canh hội tụ thì phát phúc phi thường, tính cách thông tuệ, văn chương nổi tiếng, nắm quyền thì thích sát phạt. Nhưng gặp Tài, Quan thì tai họa ập đến ngay, nếu tứ trụ có hình, sát thì còn nặng hơn. Người gặp Khôi Canh tuy có tài lãnh đạo, tiếng vang sức mạnh, thích quyền bính, hiếu thắng, nhưng hôn nhân thường không thuận, ngoài ra nếu không tôn trọng pháp luật thì khó tránh khỏi tù đầy.

8 – Tam Kỳ quý nhân 
Trong tứ trụ nó phải có đủ ba Can : Giáp, Mậu, Canh hay Ất, Bính, Đinh hoặc Nhâm, Quý, Tân. 
Phàm mệnh gặp Tam Kỳ, tinh thần người đó khác thường, hoài bão to lớn, biết rộng, nhiều tài năng. Người có thêm Thiên Ất quý nhân thì công danh siêu quần. Nếu có thêm Thiên Đức, Nguyệt Đức thì không bao giờ gặp tai họa. Nếu có thêm tam hợp hay tam hội nhập cục (hóa cục) thì đó là đại thần trong triều đình... 
Nhưng Tam Kỳ phải hội đủ 3 yếu tố sau:
a - Ðắc thời, đắc địa (tức được lệnh tháng, kỵ nhất là không được tử, mộ, tuyệt tại chi mà nó đóng và gặp không vong).
b - Có nhiều Quý thần giúp đỡ.
c - Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp.
Còn nếu không đủ 3 yếu tố này thì chỉ là người bình thường, nếu ai còn gặp thêm không vong thì không cô độc cũng là kẻ vô gia cư lang bạt bốn phương.

9 - Từ Quán và Học Đường 
a - Học Đường (thường chủ về người có trình độ học vấn cao như đại học, tiến sĩ...).
Mệnh (tức nạp âm của trụ năm)
Mệnh Kim thấy Tị, Tân Tị là chính ngôi.
Mệnh Mộc thấy Hợi, Kỷ Hợi là chính ngôi.
Mệnh Thủy thấy Thân, Giáp Thân là chính ngôi.
Mệnh Thổ thấy Thân, Mậu Thân là chính ngôi.
Mệnh Hỏa thấy Dần, Bình Dần là chính ngôi.
b - Từ Quán (thường chủ về người làm trong nghành giáo dục như giáo sư, viện sĩ...).
Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các tổ hợp Can Chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Từ Quán và Học Đường, chủ về tú khí phát sinh, thông minh khéo léo, văn chương nổi tiếng, cuộc đời giầu sang. Nên được sinh vượng, không nên bị khắc, hại, xung. Nếu có thêm Thiên Ất quý nhân hoặc các cát tinh phù hộ thì tốt, nếu không thì tài năng khó thi thố, ý chí bị bó buộc.

II – Hung thần 

A - Các hung thần có thể gây ra điểm hạn 

1 – Kình Dương 
Cách tra Kình Dương lấy Nhật can làm chủ xem Chi nào trong tứ trụ mà Nhật can ở trạng thái đế vượng thì Chi đó chính là Kình Dương (như Nhật can là Tân thì chi Thân nếu có trong tứ trụ thì nó là Kình Dương bởi vì Tân ở trạng thái đế vượng tại Thân).
Kình Dương có cát có hung nhưng phần nhiều chủ về hung. Trong đại vận người ta sợ nhất là gặp Kình Dương, nó chủ về sự trì trệ, tai họa, thương tật, của cải hao tán, .... và cũng chủ về những tội phạm pháp. Kình Dương kiêm ác sát thì tai họa vô cùng. Kình Dương không những sợ gặp Tuế quân mà còn sợ xung Tuế quân (thái tuế hay chi của lưu niên), cho nên nói “ Kình Dương xung Tuế quân là tai họa cực xấu “. Kình Dương tuy là sự cứng rắn nhưng nếu thân nhược gặp phải nó thì không thể cho là xấu, vì Kình Dương có công năng bảo vệ thân (tức là vì Chi cùng hành với Thân nên giúp cho thân bớt nhược). Phàm người có Lộc, cần phải có Kình Dương để bảo vệ, gặp Quan hay Sát và Ấn phải có Kình Dương mới tốt. Như thế gọi là “Quan Ấn tương trợ, nhờ có Kình Dương mới đem Lộc về“. Trong mệnh gặp Kình, Sát kiêm vượng thì càng thông đạt đến Ấn thụ (tức chức trọng và quyền cao), tức nhờ Kình Dương trợ uy mà đạt được. Cho nên có câu “gặp Sát mà không có Kình Dương thì không thành đạt, có Kình mà không có Sát thì không có uy, có cả Sát cả Kình thì lập công kiến hiệp, có thể thành tướng, soái“. Hay câu “Sát Ấn tương sinh còn có Kình Dương trợ giúp thì không gì là không quý hiển“. Nói chung người gặp Kình Dương nên làm việc thiện, kiềm chế mình, tôn trọng pháp luật .....thì tránh được điều xấu, giữ được an thân, nếu không thì suốt đời trắc trở.

2 - Kiếp Sát 
Cách tra lấy chi năm hay chi ngày là chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Kiếp Sát chủ về hung, về các tai họa bệnh tật, bị thương, hình pháp, trong tứ trụ không gặp là tốt nhất. Nếu nó là kỵ thần thì tính tình cường bạo, gian hoạt sảo trá, thường chuốc lấy tai họa. Nếu là hỷ, dụng thần thì là người hiếu học, cầu tiến bộ, ham lập nghiệp, công việc chuyên cần, quả đoán trong công việc, dễ thành công.

3 – Tai Sát 
Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: 
Posted Image

Tai Sát sợ khắc, nếu gặp sinh lại tốt (?). Trong tứ trụ nếu gặp Tai Sát thì phúc ít họa nhiều. Sát chủ về máu me, chết chóc. Nếu Sát thuộc hành Thủy hay Hỏa phải đề phòng bỏng, cháy; thuộc Kim hay Mộc đề phòng bị đánh; thuộc Thổ phải đề phòng ôn dịch (dịch bệnh) hay đổ sập của các vật (như tường, nhà,...). Tai Sát khắc thân là xấu, nếu có thần phúc cứu trợ, phần nhiều có quyền lực, cũnh như Kiếp Sát gặp Quan tinh, Ấn thụ là tốt.

4 – Vong Thần 
Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Vong Thần cát (tức tốt) thì sắc sảo uy lực, mưu lược, tính toán liệu việc như thần, binh cơ ứng biến, cuối cùng rồi sẽ thắng, nói năng hùng biện, tuổi trẻ tiến nhanh. Nói là tốt tức là chỉ khi Thân vượng, Vong Thần là hỷ, dụng thần (tức hành của nó là hỷ hay dụng thần). Nói là xấu tức Thân nhược, Vong thần là kỵ thần, là người ngông cuồng đảo điên, trắng đen thị phi lẫn lộn, lòng dạ hẹp hòi, đam mê tửu sắc, việc quan kiện tụng, phạm quân pháp. Mệnh (tứ trụ) đã có tuần Không Vong còn gặp Vong Thần thì họa không nhẹ, nghèo đói suốt đời (?).
Với phương pháp của tôi Vong Thần luôn luôn có điểm hạn dương (xấu).

5 – Nguyên Thần 
Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: 
Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm (dấu của can của năm sinh - tức trụ năm) là năm:
Posted Image

Với nam sinh các năm âm và nữ sinh các năm dương:
Posted Image

Mệnh gặp Nguyên thần thường tướng mạo xấu, thô cứng, giọng khàn đục, tính cách cũng vậy. Tuế Vận (lưu niên và đại vận) gặp Nguyên thần như cây gặp gió, bị xô lắc đảo điên, không được bình yên, không có bệnh trong thì gặp nạn ngoài, tuy có phú quý cao sang nhưng không thịnh. Đại vận gặp Nguyên thần thì cả 10 năm đáng sợ, không yên ổn, cửa nhà lận đận, nếu có cát thần phù hộ thì mới đỡ phần nào .
Nguyên Thần tuy xấu, lưu niên đại vận gặp là không tốt, nhưng biết được điều xấu, tránh xa phương của Nguyên Thần (phương mang hành của Nguyên thần) thì có thể vô hại.

6 - Cấu và Giảo 
Cách tra lấy chi năm làm chủ. 
Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm thì xem trong tứ trụ có ngôi thứ ba sau mệnh (chi của trụ năm - năm sinh và tính theo theo bảng 60 năm Giáp Tý) là Cấu ngôi thứ ba trước mệnh là Giảo. 
Với nam sinh các năm âm, nữ sinh các năm dương thì ngôi thứ ba sau mệnh là Giảo, ngôi thứ ba trước mệnh là Cấu.

Ví dụ: 
Nếu nam sinh năm Canh Ngọ (nó là năm dương bởi vì can năm của nó là Canh là can dương) thì ngôi thứ ba sau năm Ngọ (mệnh) là Dậu tức là Cấu, ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Giảo. 
Nữ sinh năm dương là Canh Ngọ (1990) thì ngôi thứ ba sau Ngọ là Dậu tức là Giảo còn ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Cấu. 
Những cái khác tính tương tự.
Mệnh gặp hai sát đó thân thường bị sát khắc, nhưng có nhiều cơ mưu, chủ về nắm các việc hình phạt hay sát phạt hoặc là tướng soái. Năm hành đến đó thường gặp chuyện cãi cọ, hình phạt. Cả hai cùng gặp càng nặng, đi với sát càng nặng. Trụ ngày và tuế vận nhất là thái tuế cùng gặp Cấu hay Giảo là chủ về tai nạn nát thân.

7 – Không Vong 
Nếu trụ ngày trong tứ trụ là Giáp Tý thì nó được gọi là Tuần Giáp Tý, nó có nghĩa là ở đây mỗi Tuần chỉ có 10 ngày tính từ trụ ngày Giáp Tý theo chiều thuận của bảng nạp âm là Giáp Tý (1), Ất Sửu (2), Bính Dần (3), Đinh Mão (4), Mậu Thìn (5), Kỷ Tị (6), Canh Ngọ (7), Tân Mùi (8), Nhâm Thân (9) và Quý Dậu (10), nó không có ngày Giáp Tuất (11) và Ất Hợi (12), cho nên các chi Tuất và Hợi được gọi là Không Vong của trụ ngày Giáp Tý bởi vì trong Tuần Giáp Tý không có các chi là Tuất và Hợi.
Cách tra Không Vong là lấy trụ ngày trong tứ trụ làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: 
Posted Image

Sát của tuần Không Vong có cát có hung. Nếu tứ trụ có hung tinh, ác sát thì đó là đất tụ hội của tai họa, đều cần có Không Vong giải cứu. Nếu là đất Lộc, Mã, Tài, Quan thì đó là nơi phúc tụ, không nên gặp Không Vong vì sẽ bị nó làm cho tiêu tan. 

8 – Thiên la và địa võng 
Thìn của trụ năm hay trụ ngày gặp Tị hay Tị của trụ năm hay trụ ngày gặp Thìn trong tứ trụ là Thiên La.
Tuất của trụ năm hay trụ ngày gặp Hợi hay Hợi của trụ năm hay trụ ngày gặp Tuất trong tứ trụ là Địa Võng.

Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
Posted Image

Thiên la và địa võng là hung thần ác sát, là một trong những tiêu chí lao tù. Nếu trong tứ trụ có Thiên la hay Địa võng còn thêm tam hình thì khi gặp tuế vận khó tránh khỏi tù đầy. 
Nếu trong tứ trụ có thiên la hay địa võng thì nó chỉ có thể gây ra điểm hạn khi nó gặp lưu niên.

9 - Tứ phế
Posted Image

Qua đây ta thấy trụ ngày mà can và chi của nó có hành giống nhau (trừ hành Thổ) và sinh vào các tháng thuộc mùa có hành xung khắc với nó thì nó là Tứ Phế.
Tứ Phế chủ về thân yếu (?), nhiều bệnh, không có năng lực (?) nếu không gặp sinh, phù trợ mà còn bị khắc, hại, hung sát áp chế thì chủ về thương tật tàn phế, kiện tụng cửa quan, thậm chí bị giam, hoặc là người theo tăng đạo. Cho nên trong tứ trụ, cho dù là năm tháng ngày giờ gặp phải đều không tốt, nhất là trụ ngày. 

A - Các hung thần chưa xác định được điểm hạn 

1 - Thập ác-đại bại 
Cách tra nếu ngày sinh là một trong các các tổ hợp can chi sau đây là có Thập ác đại bại 
Giáp Thìn, Ất Tỵ, Nhâm Thân, Bính Thân, Đinh Hợi, Canh Thìn, Mậu Tuất, Quý Hợi, Tân Tị, Kỷ Sửu.
Thập ác như là người phạm mười trọng tội trong luật pháp, không được ân xá hay giảm. Đại bại là như trong luật nhà binh giao tranh thất bại, chết không sót một ai, nghĩa là rất nặng nề. Ngày Thập ác đại bại là ngày hung, cổ xưa giao chiến rất kiêng kỵ. Ngay nay nó thường được dùng để kiêng kỵ khi xuất hành, khởi sự công việc hay hỷ sự. 
Ngày Thập ác đại bại là “Kho vàng bạc hóa thành cát bụi“, nếu gặp cát thần phù trợ, quý khí trợ giúp thì còn tốt, nếu gặp Thiên đức, Nguyệt đức thì không còn là điều kiêng kỵ nữa, nếu gặp sao Tài sao Quan ngược lại là phúc. Năm can chi và ngày can chi xung khắc nhau lại là gặp cát thần quý nhân giúp đỡ.

2 – Âm Dương sai lệch 
Cách tra lấy trụ ngày làm chủ tìm các tổ hợp can chi trong tứ trụ như sau:
Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi .
Âm Dương sai lệch là thông tin về hôn nhân không thuận dễ dẫn đến vợ chồng bất hòa, ly hôn, nặng thì người phối hôn dễ bị bệnh tật. Bất kể là nam hay nữ, tháng, ngày, giờ mà có hai cái hay ba cái trùng nhau là rất nặng.
(Riêng hung thần này chỉ gây ra điểm hạn cho người phối hôn.)

3 – Hàm Trì (hay Đào Hoa) 
Posted Image

Hàm Trì chủ về sự đòi hỏi sinh lý khá cao nhưng phàm người có Hàm Trì thì thường khéo tay, phong lưu, đẹp, tính nóng nhưng giỏi nhiều nghề, phần nhiều là nghệ nhân. Sự hiểu biết, linh lợi, thông minh,... chính là nguồn tiến bộ của văn hóa, nghệ thuật.... Có rất nhiều bậc quan quý cao sang, thương gia giầu có, nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học, danh nhân tướng soái đều có Hàm Trì. Nhưng khi tổ hợp trong tứ trụ không tốt là chủ về sự phong lưu trăng gió, quan hệ mờ ám giữa nam nữ. Với nữ, nếu trong tứ trụ không có Quan hay Sát, nhất là Quan hoặc có cả Quan và Sát mà :
a - Có cả sao Hàm Trì và Hồng Diễm.
b - Sao Hàm Trì hợp với cung phối hôn (chi trụ ngày) hóa cục có hành sinh cho Nhật Can.
c - Sao Hàm Trì và Hồng diễm cùng trụ.
d - Sao Hàm Trì ở trụ giờ.
Thì những người này phần nhiều làm nghề mãi dâm (nếu trong tứ trụ có 2 hay 3 trong 4 thông tin này). 

4 - Hồng Diễm
Cách tra sao Hồng Diễm là lấy can ngày hay can năm làm chủ tìm trong tứ trụ gặp những chi sau là có Hồng Diễm: 
Posted Image

Sao Hồng Diễm đại diện cho người có khả năng hấp dẫn, lôi cuốn những người khác giới tính bởi tính tình cởi mở hay có thân thể quyến rũ....của họ. Nếu nữ mệnh gặp phải Hồng Diễm mà nó không bị xung hay hợp thì rất xấu (?), nhất là có thêm sao Hàm Tri (Đào Hoa). 

Bảng tra thần sát theo địa chi 

Posted Image

Bảng tra thần sát theo thiên can 
Posted Image

Chỉ có các cát thần và hung thần có trong 2 bảng trên khi xuất hiện trên tuế vận và tiểu vận mới có khả năng gây ra hạn hoặc giải được hạn (trừ âm dương sai lệch).
Vì mục đích của cuốn sách này là phương pháp tìm các điểm hạn nên ở đây chỉ lập các bảng tra các thần sát có khả năng gây ra điểm hạn, còn các thần sát khác bạn đọc tự lập lấy bảng để tra.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

CÁC VỊ THẦN HÓA THÂN CỦA PHẬT HỘ MẠNG CHO 12 CON GIÁP

Phạt Chiết La là hóa thân của Đại Thế Chí, là thần hộ mạng tuổi Tuất.

Chiêu Đổ La là hóa thân của Kim Cang Thủ, là thần hộ mạng tuổi Sửu.

Tỳ Yết La là hóa thân của Phật Thích Ca, là thần hộ mạng tuổi Tý

Nhân Đạt La là hóa thân của Địa Tạng Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Tỵ.

San Để La là hóa thân của Hư Không Tạng, là thần hộ mạng tuổi Ngọ

Mê Súy La là hóa thân của Phật Di Đà, là thần hộ mạng tuổi Dậu.

Ma Hổ La là hóa thân của Phật Dược Sư, là thần hộ mạng tuổi Mão.

Cung Tỳ La là hóa thân của Di Lặc Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Hợi.

Ba Di La là hóa thân của Văn Thù Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Thìn.

Át Nể La là hóa thân của Ma Lợi Chi, là thần hộ mạng tuổi Mùi.

An Để La là hóa thân của Quán Thế Âm, là thần hộ mạng tuổi Thân.

HÌNH CÁC VỊ THẦN LÀ HÓA THÂN CỦA PHẬT HỘ MẠNG CHO 12 CON GIÁP
Chư Phật và Bồ Tát vì lòng từ bi thương chúng sanh, nên sau khi thành đạo bằng thần thông và nguyện lực các Ngài có thể ứng thân thị hiện muôn hình muôn vẻ, thiết lập cảnh giới để hóa độ vô lượng chúng sanh, tùy theo nghiệp lực căn tánh của chúng sanh mà các Ngài thuyết pháp dìu dắt muôn loài tu tập giải thoát. Mười hai vị Thần Tướng Dược Xoa là một trong những cách thị hiện của chư Phật, Bồ tát.
Dược Xoa cũng dịch là Dạ Xoa, ở đây chính là chỉ cho những vị thiện Dạ Xoa có lòng nhiệt thành hộ pháp. 12 vị Dược Xoa này ở cung trời Tỳ Sa Môn Thiên Vương thống nhiếp và lãnh đạo rất nhiều bộ chúng, vì vậy nên còn gọi là Đại Tướng, quyến thuộc rất đông tổng cộng đến 8 vạn 4 ngàn người. 12 Đại Tướng Dược Xoa cũng tượng trưng cho 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư. Cũng chính là hóa thân của Phật Dược Sư hiện tướng Dược Xoa để hàng phục tâm cang cường của chúng sanh, phá trừ những tà ma ngoại đạo.
Mười hai vị Thần Tướng còn có tên gọi là Thập Nhị Dược Xoa, là những vị Thần Hộ Pháp Hộ trì những hành giả tu tập Dược Sư Pháp. Dược Xoa cũng chính là Kim Cang lực sĩ, được phân làm Thiên Hành Dược Xoa, Không Hành Dược Xoa, Địa Hành Dược Xoa. Các thần tướng Dược Xoa được dịch là Dũng Kiện, tức là hiển thị sức mạnh dũng cảm, không bị điều gì tồi phục được, mà còn có thể tồi phục tất cả. Các Ngài còn được gọi là Tật Tiệp, vì ba loại Dược Xoa đều hiển thị được oai đức tự tại, qua lại rất nhanh trong cõi người và cõi trời, mạnh nhanh như gió, do đó mà có tên là Tật Tiệp.
Bất luận là Đại Thừa hay Tiểu Thừa Phật Giáo, Hộ Thế Tứ Đại Thiên Vương, thần chúng Dược Xoa đều là những vị Hộ Pháp quan trọng trong Phật Giáo, các ngài có đầy đủ những thiện nguyện. Các Thần Tướng Dược Xoa có thệ nguyện rất sâu rộng để hộ trì Phật Pháp.
12 Thần Tướng Dược Xoa có tên gọi như sau:
1. Cung Tỳ La: còn gọi là Kim Tỳ La, được dịch ý là Cực Úy. Thân màu vàng, tay cầm bảo xử.
2. Phạt Chiết La: còn gọi là Bạt Chiết La, Hòa Kỳ La, dịch ý là Kim Cang. Thân màu Trắng, tay cầm bảo kiếm.
3. Mê Súy La: còn gọi là Di Khư La, dịch ý là Chấp Nghiêm. Thân màu vàng, tay cầm bảo bổng hoặc độc cổ.
4. An Để La: còn gọi là Át Nể La, An Nại La, An Đà La, dịch ý là Chấp Tinh. Thân màu xanh lục, tay cầm bảo chùy hoặc bảo châu.
5. Át Nể La: còn gọi là Mạt Nể La, Ma Ni La, dịch ý là Chấp Phong. Thân màu đỏ, tay cầm bảo xoa hoặc mũi tên.
6. San Để La: còn gọi là Bà Nể La, Tố Lam La, dịch ý là Cư Ngoại. Thân màu khói Lam, tay cầm bảo kiếm hoặc loa bối.
7. Nhân Đạt La: còn gọi là Nhân Đà La, dịch ý là Chấp Lực. Thân màu Đỏ, tay cầm bảo côn hoặc mâu.
8. Ba Di La: còn gọi là Bà Da La, dịch ý là Chấp Ẩm. Thân màu đỏ, tay cầm bảo chùy hoặc cung tên.
9. Ma Hổ La: còn gọi là Bạc Hô La, Ma Hưu La, dịch ý là Chấp Ngôn. Thân màu trắng, tay cầm rìu báu.
10. Chân Đạt La: còn gọi là Châu Đổ La, Chiếu Đầu La, dịch ý là Chấp Tưởng. Thân màu vàng, tay cầm quyên sách hoặc bảo bổng.
11. Chiêu Đổ La: còn gọi là Chu Đổ La, Chiếu Đầu La, dịch ý là Chấp Động. Thân màu xanh, tay cầm bảo chùy.
12. Tỳ Yết La: còn gọi là Tỳ Già La, dịch ý là Viên Tác. Thân màu đỏ, tay cầm bảo luân hoặc tam cổ.
Còn có thuyết cho rằng 12 vị Thần Tướng ứng với 12 giờ trong ngày, trong 4 mùa ứng với 12 tháng, luân chuyển hộ trì chúng sanh, nếu lấy 12 chi (12 con giáp) phối với 12 vị Thần Tướng thì mỗi vị là bổn mạng của mỗi con giáp.
Cung Tỳ La là hóa thân của Di Lặc Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Hợi.
Phạt Chiết La là hóa thân của Đại Thế Chí, là thần hộ mạng tuổi Tuất.
Mê Súy La là hóa thân của Phật Di Đà, là thần hộ mạng tuổi Dậu.
An Để La là hóa thân của Quán Thế Âm, là thần hộ mạng tuổi Thân.
Át Nể La là hóa thân của Ma Lợi Chi, là thần hộ mạng tuổi Mùi.
San Để La là hóa thân của Hư Không Tạng, là thần hộ mạng tuổi Ngọ
Nhân Đạt La là hóa thân của Địa Tạng Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Tỵ.
Ba Di La là hóa thân của Văn Thù Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Thìn.
Ma Hổ La là hóa thân của Phật Dược Sư, là thần hộ mạng tuổi Mão.
Chân Đạt La là hóa thân của Phổ Hiền Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Dần.
Chiêu Đổ La là hóa thân của Kim Cang Thủ, là thần hộ mạng tuổi Sửu.

Tỳ Yết La là hóa thân của Phật Thích Ca, là thần hộ mạng tuổi Tý.

Thông tin này là của bạn : TienThinhNG & damquangvinh FROMhttp://www.thegioivohinh.com