Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa

Cùng tìm hiểu sức mạnh của con số 7 trong quan niệm của Kinh thánh, đạo Hindu...
Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa và tôn giáo, số 7 được coi là con số may mắn. Không những vậy, cách giải thích về con số này cũng như quan niệm và truyền thuyết gắn liền với con số 7 vô cùng phong phú tùy theo từng nền văn hóa.

1. Kinh Thánh

Nhắc đến sự kì bí và những truyền thuyết về số 7 thì không thể không nói đến sự xuất hiện của số 7 trong đạo Thiên Chúa và Kinh Thánh. Số 7 xuất hiện rất nhiều lần đến nỗi nó trở thành một con số biểu tượng liên hệ chặt chẽ đến tín ngưỡng Thiên Chúa giáo.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Số 7 được sử dụng như một con số lý tưởng biểu thị sự hoàn thiện hay hoàn hảo về cả linh hồn lẫn thể xác. Chúa được khắc họa với 7 tia sáng ở giữa 6 tia sáng tạo. Đức chúa trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ.
Eva cũng được tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra”vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri - tháng 7 theo lịch Do Thái).
Ý nghĩa đặc biệt của số 7 được tìm thấy thông qua sự xuất hiện dày đặc trong Kinh Thánh. Kinh Thánh ban đầu được chia thành 7 phần chính và tổng số lượng sách ban đầu là 49 - bội số của 7.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Nó thể hiện của hoàn hảo tuyệt đối của những lời của Chúa. Số 7 được sử dụng 55 lần riêng trong sách Khải Huyền và cũng là con số của sự thay đổi sau một chu kì hay sự đổi mới tích cực.
Những yếu tố của Kinh Thánh gắn liền với số 7 có thể kể ra như: bảy người trong Hội Thánh đầu tiên, bảy kèn, bảy đôi mắt, bảy đại tội, bảy bí tích, bảy lần Naaman tắm ở sông Jordan, 7 ngày sáng tạo của Chúa...

2. Đạo Hindu

Số 7 trong quan niệm của những người theo đạo Hindu tượng trưng cho Trái đất. Thánh kinh của đạo Hindu tuyên bố rằng, Trái đất là một trong số 14 hành tinh tồn tại, chúng nằm ở các vị trí cao thấp khác nhau.
Theo đó thì Trái đất nằm ở vị trí chính giữa với 7 hành tinh ở trên và 7 hành tinh nằm bên dưới (bao gồm cả hành tinh số 0 - hành tinh không được biết đến).
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Bảy hành tinh phía trên tương ứng với 7 “thế giới” khác nhau trong đạo Hindu: mặt đất thế giới của con người, không khí thế giới của các vì sao, thiên đường trên trời thế giới của chúa, thế giới của các sinh vật lộng lẫy, thế giới của các vị thần, thế giới của linh hồn thuần khiết và thế giới của sự thật.
Bảy hành tinh này cũng tương ứng với 7 trường ý thức hay vỏ của cơ thể người. 7 hành tinh phía dưới là nơi cư ngụ của ma quỷ và thế lực bóng tối.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Thần lửa Agni.
Số 7 xuất hiện rất nhiều trong kinh Hindu. Thần lửa Agni được miêu tả với 7 bàn tay và bảy ngọn lửa - tương ứng với những phần của cơ thể người và 7 nguồn năng lượng sẽ thức tỉnh trong quá trình thực hành tâm linh của con người. Không chỉ vậy, Surya - vị Thần Mặt trời cũng cưỡi một cỗ xe có 7 con ngựa.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Hình ảnh một đám cưới của người Hindu.
Số 7 cũng có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới của người Hindu. Cặp đôi mới cưới thường phải đi 7 bước vòng quanh một đám lửa. Theo truyền thống, khi đã cưới thì mối nhân duyên giữa 2 người sẽ kéo dài đến 7 kiếp. Có thể thấy, số 7 ở đây phần nào tượng trưng cho sự lâu bền của tình yêu.

3. Trung Quốc

Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, số 7 đại diện cho sự kết hợp của Yin, Yang (tạm dịch: Âm - Dương) và 5 nguyên tố căn bản của tự nhiên. Sự kết hợp này được coi là một sự hài hòa tuyệt hảo trong tư tưởng của Khổng giáo. Trong khi đó, theo tư tưởng của Lão giáo thì số 7 đại diện cho “Tao”, có sự liên hệ chặt chẽ với lòng tốt và cái đẹp.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Ngưu Lang Chức Nữ có cơ hội được gặp mặt trên cây cầu Ô thước vào ngày 7/7.
Số 7 được sử dụng rộng rãi trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, ví dụ như 7 kho báu trong Kinh Phật, ngày lễ Thất tịch 7/7 hàng năm khi mà Ngưu Lang Chức Nữ có cơ hội được gặp mặt trên cây cầu Ô Thước. Câu nói “làm được một bài thơ trong bảy bước đi” cũng được sử dụng để ám chỉ sự nhanh nhẹn của một người thời xưa...
Bên cạnh những ý nghĩa tích cực thì số 7 cũng bị coi là một con số không may mắn. Về một mặt nào đó, con số này tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận, hay kể cả cái chết.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.
Tháng 7 trong lịch âm thường được gọi là “tháng cô hồn” vì người ta tin rằng, đây là quãng thời gian mà cửa địa ngục mở ra cho những linh hồn đến với thế giới người sống.

4. Nhật Bản

Giống như nhiều nước trên thế giới, số 7 được coi là một con số may mắn ở Nhật Bản. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Biểu tượng may mắn của số 7 trong văn hóa Nhật là “7 vị thần may mắn”.
Một biểu tượng may mắn của số 7 trong văn hóa Nhật là “7 vị thần may mắn”. Theo đó, 7 vị thần này thường được miêu tả đang chèo trên một con thuyền đầy châu báu và sẽ cập bến vào ngày đầu năm mới.
Họ sẽ phân phát quà và sức khỏe đến những người thực sự xứng đáng. Những phong bao lì xì đầu năm thường có hình của 7 vị thần này, tượng trưng cho một năm may mắn và đầy tài lộc.
Sức mạnh thần bí của số 7 trong các nền văn hóa
Trẻ em trong lễ hội 7-5-3 đến chùa cầu may.
Số 7 cũng gắn liền với lễ kỉ niệm sự sống và cái chết của con người. Người Nhật thường tổ chức lễ mừng 7 ngày sau sinh của trẻ con. Ngược lại, người ta cũng cho rằng bảy ngày là khoảng thời gian cần thiết để linh hồn người chết về với cõi âm. Nhiều lễ hội của Nhật cũng được tổ chức liên quan đến số 7 như ngày lễ 7-5-3 của trẻ con hay lễ Tanabata vào 7/7.



Theo Khoa hoc. com

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Nhân tướng học


Nhân tướng học - Phần 1

Nhân tướng học - Phần 2


Nhân tướng học - Phần 3


Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

CHỌN NGÀY GÁC ĐÒN DÔNG

Trong việc cất nhà thì gác Đòn Dông rất hệ trọng vì nó là cái rường nhà , chỗ cao nhất của ngôi nhà. Muốn nhà ở được yên ổn và thịnh vượng nên chọn trong 36 ngày tốt sau đây :

 " Giáp Tý , Ất Sửu , Đinh Mẹo , Mậu Thìn , Kỷ Tị , Canh Ngọ , tân Mùi , Nhâm Thân , Giáp Tuất , Bính Tý , Mậu Dần , Canh Thìn , Nhâm Ngọ , Giáp Thân , Bính Tuất , Mậu Tý , Canh Dần , Giáp Ngọ , Bình Thân , Đinh Dậu , Mậu Tuất , Kỷ Hợi , Canh Tý , Tân Sửu , Nhâm Dần , Quý Mẹo , Ất Tị , Đinh Mùi , Kỳ Dậu , Tân Hợi , Quý Sửu , Ất Mẹo , Đinh Tị , Kỷ Mùi , Tân Dậu , Quý Hợi.
Nên chọn các Sao : Thiên Đức , Nguyệt Đức , Thiên Đức Hợp , Nguyệt Đức Hợp , Thiên Phúc , Thiên Phú , Thiên Hỷ , Thiên Ân , Nguyệt Ân.
Nên chọn các Trực : Mãn , Bình , Thành , Khai .
Nên kỵ các Sao xấu : Chánh Tứ Phế , Thiên Tặc , Địa Tặc , Thiên Hỏa , Địa Hỏa.
Chú ý : Trong ngày dựng cột , nếu kịp lúc gác đòn đông thì gác luôn khỏi chọn ngày gác đòn đông , vẫn tốt như thường.



   Mâm lễ vật bao gồm: mâm ngũ quả, con gà, trà, bánh. Đặc biệt trên mâm lễ vật còn có cây thước nách và ống chỉ mực là hai công cụ thiết yếu đã dùng để làm nên ngôi nhà. Lễ vào nhà mới là lễ rước ông bà và các vị gia thần vào nhà mới. Ngoài các lễ vật thì gia chủ phải xách hai lu nước đầy, một lu gạo, một lu muối. Người thợ chánh khấn vái tạ lễ Tiên sư, Tổ sư, Bà Cửu Thiên đã phò trợ cho công việc làm nhà diễn ra suôn sẻ.

Bài văn khấn :

Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần - Con kính lạy quan Đương niên - Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc . Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ - thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật


Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Lục Thập Hoa Giáp và cách tính chính xác Ngũ hành năm sinh

Trong “Lục thập hoa giáp” (ta thường gọi 60 con giáp), một chu kỳ của hệ đếm thời gian của các nước phương Đông thời cổ, có cơ số là 60, theo lịch can chi (1), cứ mỗi cặp, một dương một âm, hai hoa giáp kế tiếp nhau, từ Giáp Tý - Ất Sửu… đến Nhâm Tuất - Quý Hợi cùng thuộc một hành trong Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
“Tý, Ngọ   : Ngân đăng giá bích câu
Tuất, Thìn  : Yên mãn tự chung lâu
Dần, Thân  : Hán địa thiêu sài thấp
Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu”
                   (Khuyết danh)

 
Trong “Lục thập hoa giáp” (ta thường gọi 60 con giáp), một chu kỳ của hệ đếm thời gian của các nước phương Đông thời cổ, có cơ số là 60, theo lịch can chi, cứ mỗi cặp, một dương một âm, hai hoa giáp kế tiếp nhau, từ Giáp Tý - Ất Sửu… đến Nhâm Tuất - Quý Hợi cùng thuộc một hành trong Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Ví dụ: Giáp Tý - Ất Sửu thuộc Kim; Bính Dần - Đinh Mão thuộc Hỏa; v..v…
Thông thường muốn biết một hoa giáp (một giờ, một ngày…) nào đó thuộc hành gì; hay như, theo tử vi phương Đông, người sinh năm đó thuộc mệnh gì, ta xem bảng sau đây:

 
Bảng 1 
Lục thập hoa giáp Ngũ hành Lục thập hoa giáp Ngũ hành Phụ chú
Giáp Tý -  Ất Sửu Kim Giáp Ngọ - Ất Mùi Kim Ngân    銀     金
Bính Dần - Đinh Mão Hỏa Bính Thân - Đinh Dậu Hỏa Đăng    灯     火
Mậu Thìn - Kỷ Tỵ Mộc Mậu Tuất - Kỷ Hợi Mộc Giá       架     木
Canh Ngọ - Tân Mùi Thổ Canh Tý - Tân Sửu Thổ Bích     壁     土
Nhâm Thân - Quý Dậu Kim Nhâm Dần - Quý Mão Kim Câu      鉤     金
         
Giáp Tuất - Ất Hợi Hỏa Giáp Thìn - Ất Tỵ Hỏa Yên      煙     火
Bính Tý - Đinh Sửu Thủy Bính Ngọ - Đinh Mùi Thủy Mãn     滿     氵
Mậu Dần - Kỷ Mão Thổ Mậu Thân - Kỷ Dậu Thổ Tự       寺     土
Canh Thìn - Tân Tỵ Kim Canh Tuất - Tân Hợi Kim Chung   鍾    金
Nhâm Ngọ - Quý Mùi Mộc Nhâm Tý - Quý Sửu Mộc Lâu       樓    木
         
Giáp Thân - Ất Dậu Thủy Giáp Dần - Ất Mão Thủy Hán      漢     氵
Bính Tuất - Đinh Hợi Thổ Bính Thìn - Đinh Tỵ Thổ Địa       地     土
Mậu Tý - Kỷ Sửu Hỏa Mậu Ngọ - Kỷ Mùi Hỏa Thiêu    燒    火
Canh Dần - Tân Mão Mộc Canh Thân - Tân Dậu Mộc Sài        柴    木
Nhâm Thìn - Quý Tỵ Thủy Nhâm Tuất - Quý Hợi Thủy Thấp     溼    氵

Tuy nhiên việc tra bảng như thế có nhiều bất tiện, thậm chí có khi bất lợi. Bất tiện vì tốn thì giờ tra cứu; Bất lợi vì thấy sự bất nhất giữa hai bản, không biết nên tin bản nào, nhỡ việc.

Để tránh sự phiền hà đó và còn có thể dùng để kiểm tra độ tin cậy của tài liệu, khi cần, các nhà Nho ngày trước đã dựa vào bảng trên, nhận ra quy tắc vận hành giữa lục thập hoa giáp và ngũ hành, để lập ra một phương pháp tính nhẩm vừa nhanh vừa chính xác.

Để tính nhẩm được, trước hết cần thuộc 12 cung địa chi, theo quy ước, “in” trên các ngấn ngón tay của bàn tay trái (xem hình 1) và dùng móng ngón cái “đánh” (bấm) từng cung một, từ (1) đến (12), lần lượt là:

1: Tý; 2: Sửu; 3: Dần; 4: Mão; 5: Thìn; 6: Tỵ; 7: Ngọ; 8: Mùi
9: Thân; 10: Dậu; 11: Tuất; 12: Hợi
Hoặc theo sơ đồ (hình 2). 
Tỵ
(6)
Ngọ
(7)
Mùi
(8)
Thân
(9)
Thìn
(5)
  Dậu
(10)
Mão
(4)
Tuất
(11)
Dần
(3)
Sửu
(2)

(1)
Hợi
(12)








Hình 2

 
Thứ đến thuộc bốn câu thơ:
“Tý, Ngọ: Ngân - Đăng - Giá - Bích - Câu
Tuất, Thìn: Yên - Mãn - Tự - Chung - Lâu
Dần, Thân: Hán - Địa - Thiêu - Sài - Thấp
Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu”

 Với 4 câu trên, ta không cần để ý tới nghĩa của những từ thuần Hán (in nét đậm), bởi nghĩa của chúng không liên quan tới phương pháp tính. Điều cần chú ý ở đây là nhận rõ nét của từng con chữ để biết chúng thuộc bộ nào.
Ví dụ: Ngân bộ Kim, Đăng bộ Hỏa…

Nhận mặt chữ tìm ra ẩn ý, vừa là thú chơi chữ, vừa là một cách dạy, cách học ngày xưa, đòi hỏi phải có tư duy nghiền ngẫm, suy đoán. Có vậy mới nhớ lâu. Như đây, ta hiểu được chủ ý của 4 câu thơ về cách tìm “Ngũ hành sở thuộc Lục thập hoa giáp”       
   

Tý, Ngọ: Ngân (Kim); Đăng (Hỏa); Giá (Mộc); Bích (Thổ); Câu (Kim)
Tuất, Thìn: Yên (Hỏa); Mãn (Thủy); Tự (Thổ); Chung (Kim); Lâu (Mộc)
Dần, Thân: Hán (Thủy); Địa (Thổ); Thiên (Hỏa); Sài (Mộc); Thấp (Thủy)
Sáu giáp, mỗi giáp 10 hoa. Lần lượt các giáp là Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Trở lại Giáp Tý… tiếp nối vòng sau.

Muốn tìm hành của một Hoa Giáp, ta xem hoa giáp ấy khởi Giáp từ chi nào.
Ví dụ: Bính Dần, Đinh Mão…Giáp khởi từ Tý -> Giáp Tý;
Canh Thân, Tân Dậu… Giáp khởi từ Dần -> Giáp Dần;.v..v..
Rồi bắt đầu từ cung khởi giáp, lần lượt  “đánh lên mỗi cặp”, 1 dương 1 âm, hai “Hoa” liền nhau, một chữ của câu tương ứng.

Như khởi đầu từ Tý: Giáp Tý, Ất Sửu: chữ “Ngân” thuộc Kim;
Bính Dần, Đinh Mão: chữ “Đăng” thuộc Hỏa.
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: chữ “Giá” thuộc Mộc;
Canh Ngọ, Tân Mùi: chữ “Bích” thuộc Thổ;
Nhâm Thân, Quí Dậu: chữ “Câu” thuộc Kim;
Rồi tới: Giáp Tuất, Ất Hợi: chữ “Yên” thuộc Hỏa;
Bính Tý, Đinh Sửu: chữ “Mãn” thuộc Thủy; …Cứ thế mà suy.

Cũng  theo  “Bộ”  để  suy  ra,  như nhiều người đã biết, cách tính giờ Hoàng Đạo chỉ cần thuộc 4 câu:
“Dần, Thân gia Tý; Mão, Dậu: Dần;
Thìn, Tuất tầm Thìn; Tý, Ngọ: Thân
Tỵ, Hợi thiên cương tầm Ngọ thượng;
Sửu, Mùi tòng Tuất định kỳ chân”
Nghĩa là ngày Dần, ngày Thân khởi từ cung Tý; ngày Mão, ngày Dậu khởi từ cung Dần….

Rồi lần lượt mỗi cung “đánh” một chữ theo câu gồm 12 chữ: “Đạo - Viễn kỷ thời Thông Đạt, Lộ - Giao hà nhật Hoàn trình”. Cung nào gặp chữ có gạch dưới (tức những chữ có bộ “Xước” hình tượng con đò) là cung Hoàng đạo, giờ ấy là giờ Hoàng đạo.

Những phương pháp tính toán nói trên, xem ra có vẻ khá phức tạp, khó hiểu. Nhưng chỉ cần chịu khó đọc là hiểu và người biết một ít chữ Hán thì việc nghiên cứu ứng dụng sẽ dễ dàng hơn.
 



Tác giả: Ngọc Cầm

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Bàn thờ Thần tài - Ông Địa - Ngày vía thần tài mùng 10 tết

Thần Tài - Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài - Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.
Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặcmang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ.Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luônkhấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và  bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài - Ông Địa đúng cách, từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, lọ hoa bên tay phải - thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. đĩa trái cây bên tay trái - nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.
Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên trái, lưu ý là sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi.  Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ ”các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).
Trên nóc bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái.
Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như : xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt…... thì người Việt đều phải cúng vị thần này. Với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các vị thần Tài. Do ngày xưa, nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu ngày xưa nên thần Đất cũng là 1 thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh : Thổ sinh Kim (đất sinh vàng bạc)… Có lẽ vì lý do đó mà đến tận bây giờ, Thần Tài và Ông Địa (Thổ Địa) vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty lớn – nhỏ, cửa hàng bán lẻ, tư gia .......vv….Người Hoa sang VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Ông Địa - Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo. Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa - Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều phải có bàn thờ Ông Địa - Thần Tài.Ông Địa - Thần tài được người Hoa truyền cho dân Việt.
Thờ cúng Thần Tài - Ông Địa có 4 đặc tính lưu ý như sau đây :
1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu
2. Khi cúng Thần Tài - Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài - Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương - Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.
3. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn

Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.
Ngày vía của Thần Tài mọi người thường mua : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
* Chú ý :Mùng 10 Âm lịch hàng tháng là Cúng Thần Tài ; Mùng 2 và 16 Âm lịch hàng tháng là Cúng Cô Hồn

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Kỳ Môn Ðộn Giáp là gì?



Kỳ Môn Ðộn Giáp là một khoa học về phương - vị dựa trên cơ sở nguyên lý Cảm Ứng Ðiện Từ.
Ta đều biết trái đất là một từ trường lớn, chịu ảnh hưởng của hệ Mặt Trời, tức chịu ảnh hưởng của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hệ sao khác. Con người là một vật mang điện (nhân điện). Khi một vật mang điện mà di động trong một từ trường nó sẽ bị từ trường ảnh hưởng, cảm ứng và tác động. Mà từ trường của trái đất lại chịu sự ảnh hưởng của cả Hệ Mặt Trời. Mặt Trời, Mặt Trăng, và các hệ sao khác luôn luôn di chuyển, do đó sự cảm ứng và tác động điện từ vào con người ta cũng luôn luôn thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Làm cho con người ta lúc khỏe lúc yếu, lúc tốt lúc xấu.
Kỳ Môn Ðộn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sự ảnh hưởng của điện từ trường đó sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.
Kỳ Môn Ðộn Giáp là một môn cổ học tinh hoa của người Trung Hoa được phát minh vào khoảng 5000 năm trước đây. Từ thời Hoàng Ðế lập quốc đã được sử dụng trong trận chiến với Si Vưu. Sau này, được các Thánh hiền khác như Thái Công, Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng Khổng Minh, Lưu Bá Ôn, phát triển và hoàn chỉnh thêm. Thời xưa, chủ yếu được dùng trong đấu tranh chính trị và quân sự. Hiện nay, Kỳ Môn Ðộn Giáp đã được áp dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.
Kỳ Môn Ðộn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Ðịa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Ðịa Nhân rồi tìm ra Thiên Thời Ðịa Lợi Nhân Hòa).
Kỳ là Tam kỳ và Lục Nghi trong 10 Thiên can thì Ất, Bính, Ðinh được gọi là Tam Kỳ, còn Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Can giáp được ẩn đọng trong Lục Nghi nên gọi là Ðộn Giáp.
Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Ðỗ Môn, Cảnh Môn, Kinh Môn, và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Ðồ mà Gia Cát Khổng Minh đã sử dụng để nhốt Lục Tốn. Tên trong Bát Trận Ðồ là Thiên Môn, Ðịa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Ðiểu Môn, và Xà Môn. Bát Trận Ðồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Cái kỳ diệu đó có lẽ cũng chỉ có một số nhà quân sự vĩ đại như Gia Cát Khổng Minh, Tôn Tử, Thái Công, Trương Lương, Lưu Bá Ôn mới hiểu hết được cái thần diệu vĩ đại của nó. Ở Việt Nam chỉ có cụ Trạng Trình là thấu hiểu được môn khoa học này. Vậy Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Ðất đối với con người ta.
Ngoài ra còn có Cửu Cung Tinh tức là chín cung màu. Là 1 - Trắng, 2 - Ðen, 3 - Biếc, 4 - Lục, 5 - Vàng, 6 - Trắng, 7 - Ðỏ, 8 - Trắng, và 9 - Tím. Là chín loại bức xạ của tuyến Vũ Trụ, chúng xuyên qua lớp khí quyển tới mặt đất và ảnh hưởng đến sinh lý, hành vi của sinh vật trên trái đất.
Cửu Thiên Tinh là 9 ngôi sao gồm có 7 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu và 2 ngôi sao phụ. Chúng có tên là Thiên Bồng, Thiên Nhuế, Thiên Xung, Thiên Phụ, Thiên Cầm, Thiên Tâm, Thiên Trụ, Thiên Nhậm và Thiên Anh. 9 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu này có ảnh hưởng tới con người ta trên Trái Ðất đã được biết từ ngàn xưa.
Bát Thần là 8 ông thần có tên Trực Phù, Ðằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu Ðịa, và Cửu Thiên.
Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng tới trái đất theo năm, tháng, ngày, giờ và thời tiết, gây nên những cảm ứng khác nhau cho vạn vật trên trái đất trong đó có con người chúng ta, hình thành tốt (cát) hay xấu (hung). Sự biến hóa thay đổi đó được thể hiện trên 9 cung của Bàn Ðồ Kỳ Môn Ðộn Giáp như một mạch điện từ, nó thay đổi biến hóa theo sự vận chuyển của trái đất và Thái Dương Hệ theo năm, tháng, ngày, giờ và tiết khí. Vậy Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp chính là một "Phương vị học" được dùng để tuyển cát, tức dùng để chọn một thời điểm một hướng tốt, thời điểm đó và hướng đó ta có thể có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, để thực hiện mục đích riêng của ta, và biến vận xấu thành vận tốt.
Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp xưa kia được dùng trong đấu tranh chính trị quân sự, sau này mới phát triển và được dùng trong mọi lĩnh vực cả về tướng mệnh học, địa lý bói toán, .
Việc ứng dụng Kỳ Môn Ðộn Giáp trong đời sống hàng ngày.
Như phần trên đã nó, ngoài quân sự và chính trị, Kỳ Môn Ðộn Giáp còn được ứng dụng rất rộng rãi trong các vấn đề đời sống hàng ngày như sự nghiệp, nghiệp vụ, quan trường, thương mại, tổ chức xí nghiệp, du lịch, kiện tụng, bệnh tật, thi cử, vay mượn, sinh đẻ, mua bán nhà đất, xây cất hay sửa chữa nhà, mở tiệm, tổ hợp kinh doanh, tình yêu, và hôn nhân, di chuyển chỗ ở, dấu ấn, số mệnh học, và chọn ngày giờ tốt cho mọi vấn đề, . . .
Riêng về vấn đề chọn ngày giờ tốt và hướng tốt, nếu như ta dựa trên những cuốn lịch để chọn, nhiều lúc không thể phù hợp với vấn đề cụ thể của ta được, vì lịch dựa trên cơ sở bất động để chọn, ví dụ như chọn ngày giờ theo tuổi của ta, nếu xung là xấu nếu hợp là tốt, rồi xem gặp vị thần nào, lành hay dữ thì quyết định là tốt hay xấu. Còn việc chọn ngày giờ theo Kỳ Môn Ðộn Giáp là dựa theo cơ sở động, mà con người ta cũng có thể di chuyển, không phải ngồi yên một chỗ, một khi di chuyển như vậy thì không gian và thời gian cũng thay đổi theo, các vấn đề tốt hay xấu đều thay đổi theo từng giờ từng phút. Do đó, Kỳ Môn Ðộn Giáp có dạy ta là bất kỳ một ngày nào, giờ nào hay hướng nào đều có thể sử dụng được, chủ yếu là phương pháp sử dụng của ta như thế nào để có lợi và tránh được cái bất lợi mà thôi.
Kỳ Môn Ðộn Giáp đầu tiên thời Hoàng Ðế lập thành 1080 cục. Ðến Thái Công rút gọn thành 72 cục. Sau đó Trương Lương rút gọn lại nữa thành 18 cục cơ bản, gồm có 9 cục dương và 9 cục âm. Nếu ta sử dụng hết 1080 cục kết hợp với sự biến hóa của Bát Môn, Cửu Thiên Tinh, Bát Thần, Cửu Cung Tinh và tiết khí thì ta có hàng triệu cách biến hóa. Do sự thiên biến vạn hóa như vậy đã đưa tới sự bách chiến bách thắng của Thái Công, Trương Lương, Gia Cát Khổng Minh, Lưu Bá Ôn lưu danh muôn đời.
Cái khó của Kỳ Môn Ðộn Giáp là ở chỗ thiếp lập các đồ bàn sao cho chính xác. Một khi đã lập xong các đồ bàn thì việc xét đoán lại lại dễ dàng hơn. 



                                                                                                                                                                                           trích Ngọa Long

Bát môn bao gồm: Hưu, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai, sinh. Trong đó phân ra tính cát hung mang tính tổng quátt như sau : 

Hưu, Khai, sinh: Cát môn 
Cảnh : trung tính, có trường phái cho rằng cảnh là Cát mộn 
Kinh, thương, tử : Môn hung. 
Cửu tinh gồm: Bồng, nhuế,xung, phụ, tâm , trụ, nhậm, anh, Tâm. 
Hung tinh :Xung, bồng ,nhuế, trụ 
Cát tinh :Tâm, Nhậm, cầm, Phụ. 
Anh thú cát 
Bát thần :Trực phù( còn gọi là tiểu trực phù), Đằng xà, thái âm, Lục hợp,bạch hổ, huyền vũ, cửu địa, cửu thiên. 

Các bước thiết lập thông số tính toán với trường phái nhật gia kỳ môn độn giáp: 

1. Ngày giờ chiêm độn 
2. Tiết khí 
3. Tam nguyên phù đầu 
4. Âm dương cục số 
5. Phù đầu nghi 
6. Lập công thức 
7. tìm trực phù trực sứ 
8. Tìm tam kỳ lục nghi, bát môn, bát thần 
9. Độn giáp diễn quái 
10. Tìm thế ứng 
11. Nạp giáp 
12. An thế ứng 
13.Tìm tứ cát, tam kỳ 
14.tìm lộc mã quí. 

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại

Theo các nhà khảo cổ học, việc chôn trứng dưới nền nhà sẽ giúp người xưa tránh khỏi ma quỷ và thảm họa trong tương lai.
Trong khi khai quật một tòa nhà cổ ở Sardis, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy chiếc bát và bình nhỏ bị chôn vùi dưới lớp đất đá sau trận động đất xảy ra vào năm 17.
Đi vào nghiên cứu, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi phát hiện trong chiếc bát có một vỏ trứng, một đồng xu, và ít công cụ bằng đồng nhỏ vẫn còn nguyên vẹn. Theo đó, việc những vật dụng này chôn dưới nền đất được coi như một lá bùa may mắn, giúp người dân tránh khỏi ma quỷ và các thảm họa trong tương lai.
Khảo cổ phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại
Nhà khảo cổ Elizabeth Raubolt thuộc ĐH Missouri, Columbia cho biết: "Những phát hiện này thực sự rất tuyệt vời. Chúng tôi may mắn tìm thấy một vỏ trứng còn nguyên vẹn. Điều này cho phép chúng tôi đục một lỗ tròn nhỏ và khám phá bí ẩn bên trong nó".
Khảo cổ phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại
Nhà sử học La Mã Pliny cho rằng, một số sự mê tín dị đoan trong thế giới cổ đại liên quan đến trứng. Để tránh khỏi lời nguyền của ác quỷ, mọi người sẽ đập vỡ quả trứng và đặt chiếc thìa sau khi dùng để ăn trứng trong vỏ. Không chỉ dùng để giải lời nguyền, chúng cũng được sử dụng để ếm bùa một người nào đó, bằng cách chôn vùi quả trứng ở trước cửa nhà.
Khảo cổ phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại
Nhà nghiên cứu Raubolt cho rằng, vỏ trứng được tìm thấy ở Sardis có tác dụng bảo vệ người dân trong tòa nhà này tránh xa những thế lực hắc ám - một trong số đó là các trận động đất trong tương lai hay lời nguyền từ một người nào.
Khảo cổ phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại
Đồng xu có biểu tượng của Thần Zeus Lydios
Bên cạnh trứng, các nhà khảo cổ cũng phát hiện nhiều đồng tiền xu có biểu tượng của nữ thần Cybele - gắn liền với núi hay Thần cha của khu vực - Zeus Lydios. Theo Raubolt, những đồng tiền xu này sẽ được sử dụng trong các việc bất trắc xảy ra ở thời kỳ đó.
Hiện các nhà khảo cổ học vẫn đang tiến hành nghiên cứu để hiểu hơn về những phong tục trừ tà kỳ lạ của người xưa.

Theo PLXH