Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

CHỌN NGÀY GÁC ĐÒN DÔNG

Trong việc cất nhà thì gác Đòn Dông rất hệ trọng vì nó là cái rường nhà , chỗ cao nhất của ngôi nhà. Muốn nhà ở được yên ổn và thịnh vượng nên chọn trong 36 ngày tốt sau đây :

 " Giáp Tý , Ất Sửu , Đinh Mẹo , Mậu Thìn , Kỷ Tị , Canh Ngọ , tân Mùi , Nhâm Thân , Giáp Tuất , Bính Tý , Mậu Dần , Canh Thìn , Nhâm Ngọ , Giáp Thân , Bính Tuất , Mậu Tý , Canh Dần , Giáp Ngọ , Bình Thân , Đinh Dậu , Mậu Tuất , Kỷ Hợi , Canh Tý , Tân Sửu , Nhâm Dần , Quý Mẹo , Ất Tị , Đinh Mùi , Kỳ Dậu , Tân Hợi , Quý Sửu , Ất Mẹo , Đinh Tị , Kỷ Mùi , Tân Dậu , Quý Hợi.
Nên chọn các Sao : Thiên Đức , Nguyệt Đức , Thiên Đức Hợp , Nguyệt Đức Hợp , Thiên Phúc , Thiên Phú , Thiên Hỷ , Thiên Ân , Nguyệt Ân.
Nên chọn các Trực : Mãn , Bình , Thành , Khai .
Nên kỵ các Sao xấu : Chánh Tứ Phế , Thiên Tặc , Địa Tặc , Thiên Hỏa , Địa Hỏa.
Chú ý : Trong ngày dựng cột , nếu kịp lúc gác đòn đông thì gác luôn khỏi chọn ngày gác đòn đông , vẫn tốt như thường.



   Mâm lễ vật bao gồm: mâm ngũ quả, con gà, trà, bánh. Đặc biệt trên mâm lễ vật còn có cây thước nách và ống chỉ mực là hai công cụ thiết yếu đã dùng để làm nên ngôi nhà. Lễ vào nhà mới là lễ rước ông bà và các vị gia thần vào nhà mới. Ngoài các lễ vật thì gia chủ phải xách hai lu nước đầy, một lu gạo, một lu muối. Người thợ chánh khấn vái tạ lễ Tiên sư, Tổ sư, Bà Cửu Thiên đã phò trợ cho công việc làm nhà diễn ra suôn sẻ.

Bài văn khấn :

Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần - Con kính lạy quan Đương niên - Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc . Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ - thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật


Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Lục Thập Hoa Giáp và cách tính chính xác Ngũ hành năm sinh

Trong “Lục thập hoa giáp” (ta thường gọi 60 con giáp), một chu kỳ của hệ đếm thời gian của các nước phương Đông thời cổ, có cơ số là 60, theo lịch can chi (1), cứ mỗi cặp, một dương một âm, hai hoa giáp kế tiếp nhau, từ Giáp Tý - Ất Sửu… đến Nhâm Tuất - Quý Hợi cùng thuộc một hành trong Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
“Tý, Ngọ   : Ngân đăng giá bích câu
Tuất, Thìn  : Yên mãn tự chung lâu
Dần, Thân  : Hán địa thiêu sài thấp
Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu”
                   (Khuyết danh)

 
Trong “Lục thập hoa giáp” (ta thường gọi 60 con giáp), một chu kỳ của hệ đếm thời gian của các nước phương Đông thời cổ, có cơ số là 60, theo lịch can chi, cứ mỗi cặp, một dương một âm, hai hoa giáp kế tiếp nhau, từ Giáp Tý - Ất Sửu… đến Nhâm Tuất - Quý Hợi cùng thuộc một hành trong Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Ví dụ: Giáp Tý - Ất Sửu thuộc Kim; Bính Dần - Đinh Mão thuộc Hỏa; v..v…
Thông thường muốn biết một hoa giáp (một giờ, một ngày…) nào đó thuộc hành gì; hay như, theo tử vi phương Đông, người sinh năm đó thuộc mệnh gì, ta xem bảng sau đây:

 
Bảng 1 
Lục thập hoa giáp Ngũ hành Lục thập hoa giáp Ngũ hành Phụ chú
Giáp Tý -  Ất Sửu Kim Giáp Ngọ - Ất Mùi Kim Ngân    銀     金
Bính Dần - Đinh Mão Hỏa Bính Thân - Đinh Dậu Hỏa Đăng    灯     火
Mậu Thìn - Kỷ Tỵ Mộc Mậu Tuất - Kỷ Hợi Mộc Giá       架     木
Canh Ngọ - Tân Mùi Thổ Canh Tý - Tân Sửu Thổ Bích     壁     土
Nhâm Thân - Quý Dậu Kim Nhâm Dần - Quý Mão Kim Câu      鉤     金
         
Giáp Tuất - Ất Hợi Hỏa Giáp Thìn - Ất Tỵ Hỏa Yên      煙     火
Bính Tý - Đinh Sửu Thủy Bính Ngọ - Đinh Mùi Thủy Mãn     滿     氵
Mậu Dần - Kỷ Mão Thổ Mậu Thân - Kỷ Dậu Thổ Tự       寺     土
Canh Thìn - Tân Tỵ Kim Canh Tuất - Tân Hợi Kim Chung   鍾    金
Nhâm Ngọ - Quý Mùi Mộc Nhâm Tý - Quý Sửu Mộc Lâu       樓    木
         
Giáp Thân - Ất Dậu Thủy Giáp Dần - Ất Mão Thủy Hán      漢     氵
Bính Tuất - Đinh Hợi Thổ Bính Thìn - Đinh Tỵ Thổ Địa       地     土
Mậu Tý - Kỷ Sửu Hỏa Mậu Ngọ - Kỷ Mùi Hỏa Thiêu    燒    火
Canh Dần - Tân Mão Mộc Canh Thân - Tân Dậu Mộc Sài        柴    木
Nhâm Thìn - Quý Tỵ Thủy Nhâm Tuất - Quý Hợi Thủy Thấp     溼    氵

Tuy nhiên việc tra bảng như thế có nhiều bất tiện, thậm chí có khi bất lợi. Bất tiện vì tốn thì giờ tra cứu; Bất lợi vì thấy sự bất nhất giữa hai bản, không biết nên tin bản nào, nhỡ việc.

Để tránh sự phiền hà đó và còn có thể dùng để kiểm tra độ tin cậy của tài liệu, khi cần, các nhà Nho ngày trước đã dựa vào bảng trên, nhận ra quy tắc vận hành giữa lục thập hoa giáp và ngũ hành, để lập ra một phương pháp tính nhẩm vừa nhanh vừa chính xác.

Để tính nhẩm được, trước hết cần thuộc 12 cung địa chi, theo quy ước, “in” trên các ngấn ngón tay của bàn tay trái (xem hình 1) và dùng móng ngón cái “đánh” (bấm) từng cung một, từ (1) đến (12), lần lượt là:

1: Tý; 2: Sửu; 3: Dần; 4: Mão; 5: Thìn; 6: Tỵ; 7: Ngọ; 8: Mùi
9: Thân; 10: Dậu; 11: Tuất; 12: Hợi
Hoặc theo sơ đồ (hình 2). 
Tỵ
(6)
Ngọ
(7)
Mùi
(8)
Thân
(9)
Thìn
(5)
  Dậu
(10)
Mão
(4)
Tuất
(11)
Dần
(3)
Sửu
(2)

(1)
Hợi
(12)








Hình 2

 
Thứ đến thuộc bốn câu thơ:
“Tý, Ngọ: Ngân - Đăng - Giá - Bích - Câu
Tuất, Thìn: Yên - Mãn - Tự - Chung - Lâu
Dần, Thân: Hán - Địa - Thiêu - Sài - Thấp
Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu”

 Với 4 câu trên, ta không cần để ý tới nghĩa của những từ thuần Hán (in nét đậm), bởi nghĩa của chúng không liên quan tới phương pháp tính. Điều cần chú ý ở đây là nhận rõ nét của từng con chữ để biết chúng thuộc bộ nào.
Ví dụ: Ngân bộ Kim, Đăng bộ Hỏa…

Nhận mặt chữ tìm ra ẩn ý, vừa là thú chơi chữ, vừa là một cách dạy, cách học ngày xưa, đòi hỏi phải có tư duy nghiền ngẫm, suy đoán. Có vậy mới nhớ lâu. Như đây, ta hiểu được chủ ý của 4 câu thơ về cách tìm “Ngũ hành sở thuộc Lục thập hoa giáp”       
   

Tý, Ngọ: Ngân (Kim); Đăng (Hỏa); Giá (Mộc); Bích (Thổ); Câu (Kim)
Tuất, Thìn: Yên (Hỏa); Mãn (Thủy); Tự (Thổ); Chung (Kim); Lâu (Mộc)
Dần, Thân: Hán (Thủy); Địa (Thổ); Thiên (Hỏa); Sài (Mộc); Thấp (Thủy)
Sáu giáp, mỗi giáp 10 hoa. Lần lượt các giáp là Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Trở lại Giáp Tý… tiếp nối vòng sau.

Muốn tìm hành của một Hoa Giáp, ta xem hoa giáp ấy khởi Giáp từ chi nào.
Ví dụ: Bính Dần, Đinh Mão…Giáp khởi từ Tý -> Giáp Tý;
Canh Thân, Tân Dậu… Giáp khởi từ Dần -> Giáp Dần;.v..v..
Rồi bắt đầu từ cung khởi giáp, lần lượt  “đánh lên mỗi cặp”, 1 dương 1 âm, hai “Hoa” liền nhau, một chữ của câu tương ứng.

Như khởi đầu từ Tý: Giáp Tý, Ất Sửu: chữ “Ngân” thuộc Kim;
Bính Dần, Đinh Mão: chữ “Đăng” thuộc Hỏa.
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: chữ “Giá” thuộc Mộc;
Canh Ngọ, Tân Mùi: chữ “Bích” thuộc Thổ;
Nhâm Thân, Quí Dậu: chữ “Câu” thuộc Kim;
Rồi tới: Giáp Tuất, Ất Hợi: chữ “Yên” thuộc Hỏa;
Bính Tý, Đinh Sửu: chữ “Mãn” thuộc Thủy; …Cứ thế mà suy.

Cũng  theo  “Bộ”  để  suy  ra,  như nhiều người đã biết, cách tính giờ Hoàng Đạo chỉ cần thuộc 4 câu:
“Dần, Thân gia Tý; Mão, Dậu: Dần;
Thìn, Tuất tầm Thìn; Tý, Ngọ: Thân
Tỵ, Hợi thiên cương tầm Ngọ thượng;
Sửu, Mùi tòng Tuất định kỳ chân”
Nghĩa là ngày Dần, ngày Thân khởi từ cung Tý; ngày Mão, ngày Dậu khởi từ cung Dần….

Rồi lần lượt mỗi cung “đánh” một chữ theo câu gồm 12 chữ: “Đạo - Viễn kỷ thời Thông Đạt, Lộ - Giao hà nhật Hoàn trình”. Cung nào gặp chữ có gạch dưới (tức những chữ có bộ “Xước” hình tượng con đò) là cung Hoàng đạo, giờ ấy là giờ Hoàng đạo.

Những phương pháp tính toán nói trên, xem ra có vẻ khá phức tạp, khó hiểu. Nhưng chỉ cần chịu khó đọc là hiểu và người biết một ít chữ Hán thì việc nghiên cứu ứng dụng sẽ dễ dàng hơn.
 



Tác giả: Ngọc Cầm