Theo phong thủy, tiền xu là một trong những vật phẩm
quan trọng. Ngày xưa, người ta dùng tiền xu đục lỗ hình tròn tượng
trưng cho trời, giữa là lỗ hình vuông tượng trưng cho đất. Trời ngoài
đất trong tượng trưng cho quẻ Thái tức sự thịnh vượng. Tùy theo niên
hiệu các đời vua mà trên tiền xu có khắc chữ khác nhau
Những đồng tiền xu là biểu tượng của nguồn tài lộc và của cải. Cát
khí của nó không những làm gia tăng tài lộc mà con đem lại nhiều may
mắn về công danh, sự nghiệp và giải trừ tai họa, tiểu nhân…Vì thế phép trấn yểm không thể thiếu tiền xu Phong Thủy.
Hơn thế nữa, đồng tiền đồng thuộc Kim, nó sẽ làm hóa giải sát khí của Ngũ Hoàng và Nhị Hắc hàng năm (thuộc tính của Ngũ Hoàng và Nhị Hắc là Thổ khí nên dùng kim để tiết khí). Người xưa cho rằng
nên dùng những đồng tiền bằng đồng nguyên chất (có thể đúc mới cũng được), nếu
là tiền cổ thì tốt nhất vì tiền cổ được chế tạo đã nhiều năm nên hấp thu
được "thiên khí"; đồng thời phần lớn các đồng tiền cổ được chôn vùi
dưới đất nên đã hấp thu được "địa khí"; ngoài ra nó đã được qua tay
nhiều người sử dụng nên đã hấp thu được "nhân khí". Ba khí Thiên Địa
Nhân đều có đủ nên các đồng tiền có thể tăng việc hoá sát rất mạnh
- Tham khảo: Các đồng tiền nhà Nguyễn
- Gia Long thông bảo
Năm 1813, vua Gia Long cho đúc tiền Gia Long thông bảo thất phân.
Theo Đại Nam thực lục chính biên thì tiền này bằng kẽm, song khảo cổ học
phát hiện ra cả tiền mang tên này nhưng bằng đồng. Tiền kẽm Gia Long
thông bảo thất phân và tiền đồng Gia Long thông bảo có thể đổi qua lại
theo tỷ lệ 1,25:1. Gia Long thông bảo thất phân có đường kính trung bình
22 mm và trong thực tế có nhiều kích cỡ. Theo quy định thì tiền nặng
bảy phân, nhưng không phải mọi mẫu vật phát hiện ra đều nặng đúng như
thế. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ
thất phân ở hai bên lỗ tiền.
Năm 1814, vua Gia Long lại cho đúc tiền Gia Long thông bảo lục phân
nặng sáu phân. Thư tịch cho biết rõ hợp kim đúc tiền này có các thành
phần sau đồng đỏ, kẽm, chì, thiếc (tỷ lệ là 500:415:65:20). Tiền được
đúc nhiều lần và có đường kính xê xích khoảng 21,5 mm đến 22,5 mm. Mặt
trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ lục phân ở
hai bên lỗ tiền.
- Minh Mạng thông bảo
Tiền này có nhiều loạt. từ năm 1820 đến 1825.
- Thiệu Trị thông bảo
- Tự Đức thông bảo
Tự Đức thông bảo có mấy loạt bằng đồng và cả bằng kẽm, đường kính từ
20 mm đến 25 mm. Nhìn chung các loạt đều có mặt trước giống nhau: bốn
chữ Tự Đức thông bảo đọc chéo, có viền gờ mép và lỗ. Mặt sau thì mỗi
loạt một khác. Có loạt để trống, có loạt thì có chữ “lục văn”, có loạt
có chữ “Hà Nội”, có loạt lại có chữ “Sơn Tây” và có loạt thì có chữ “Bắc
Ninh”.
- Tự Đức bảo sao
Tự Đức bảo sao là tiền thời vua Tự Đức,
được đúc từ năm 1861 có các mệnh giá 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 40
đồng, 50 đồng và 60 đồng. Tiền đúc bằng đồng. Mặt trước có bốn chữ Tự
Đức bảo sao đọc chéo. Mặt sau thì mỗi mệnh giá thiết kế một khác.
- Kiến Phúc thông bảo
Tiền mang niên hiệu của vua Kiến Phúc
được đúc nhiều đợt từ năm 1884. Tiền đúc ra chỉ để khẳng
định niên hiệu của vua mới chứ tác dụng cho lưu thông không nhiều vì số
lượng quá ít.
- Hàm Nghi thông bảo
- Đồng Khánh thông bảo
Tiền được đúc với số lượng ít. Năm 1886, năm 1887 ở mặt trước đều có chữ Đồng Khánh thông bảo, mặt sau để
trống.
- Thành Thái thông bảo
Tiền kim loại được đúc vào các năm 1889-1890 với số lượng ít. Mặt
trước có bốn chữ Thành Thái thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trống. Đường
kính tiền khoảng 23 mm.
Năm 1893-1890, triều đình lại cho đúc tiền Thái Bình thông bảo mới mà mặt sau có chữ thập văn. Tiền này đường kính chừng 26 mm.
- Duy Tân thông bảo
Tiền này có hai loạt, một loạt có đường kính chừng 26 mm đúc ở Thanh
Hóa, một loạt khác nhỏ hơn. Loạt lớn thì mặt sau có chữ “Thập văn”, loạt
nhỏ thì mặt sau để trống. Mặt trước cả hai loạt đều có chữ Duy Tân
thông bảo đọc chéo.
- Khải Định thông bảo
Tiền bằng đồng nhưng không đúc mà dập lá đồng bằng máy. Kích thước tiền nhỏ và mỏng. Người dân không coi trọng giá trị tiền này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét