Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Tứ trụ nhập môn - Phần 1


Mỗi người khi sinh ra đều có 4 thông tin là năm, tháng, ngày và giờ sinh. 4 thông tin này khi chuyển sang lịch can chi được gọi là tứ trụ . Tứ trụ này quyết định vận mệnh của người đó . 
Lịch Can Chi không giống với dương lịch hay âm lịch mà chúng ta vẫn thường sử dụng, nên ở đây thống nhất mọi thông tin về lịch phải dùng dương lịch để tính toán cho tiện lợi và tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm trước đó. 

1 – Cách xác định Trụ năm - Tức năm sinh 
Theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý thì năm nay 2008 là năm Mậu Tý, năm 2009 là năm Kỷ Sửu,........ . Các năm trước đây hay sau này cứ theo bảng này tra là ra hết. Nhưng năm của lịch Can Chi thường bắt đầu vào ngày 4/2 hoặc ngày 5/2 dương lịch, khác với dương lịch bắt đầu vào ngày 1/1, và càng khác so với Âm lịch tính năm mới theo lịch mặt Trăng. Muốn xác định chính xác năm mới hay các tháng theo lịch Can Chi bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng phía dưới. Bảng này xác định tháng, ngày, giờ và chính xác tới phút bắt đầu năm mới cũng như tháng mới (lệnh tháng) của lịch Can Chi từ năm 1898 đến năm 2018 (phần này được trích ra từ cuốn sách Lịch Vạn Niên) Như vậy thời khắc đầu tiên của năm mới để tính tứ trụ cho một người là 1 phút sau của tiết Lập Xuân trên lịch (Lịch Vạn Niên) 
(Chú ý: Bảng xác định lệnh tháng này của Trung Quốc nên nó được tính theo giờ Bắc Kinh, còn “Ngày giờ Sóc (New Moons) và Tiết khí (Minor Solar Terms) từ 1000 đến 2999“ trên Google là của Việt Nam theo giờ Hà Nội nên giờ giao lệnh ít hơn của Trung Quốc 60’. Hiện giờ tôi chưa biết xác định lệnh tháng theo giờ Bắc Kinh hay Hà Nội là đúng. Phải chăng căn cứ theo múi giờ quốc tế thì cứ ít hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì lệnh tháng phải giảm đi từng ấy tiếng, cũng như cứ nhiều hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì phải cộng thêm từng ấy tiếng theo bảng xác định lệnh tháng ở trên ?) . 

Ví dụ : Ngày 4/2 /1968 theo lịch can chi thuộc năm nào? Nó vẫn thuộc năm Đinh Mùi (1967) nhưng tới 2,08’ (1,08’ theo giờ Hà Nội) ngày 05/2/1968 nó mới thuộc năm Mậu Thân (1968).
Ví dụ : Lúc 7,59’ngày 04/2/1969 dương lịch thuộc năm nào của lịch can chi ?. Đã thuộc năm Kỷ Dậu (1969) ,còn trước 7,59’ vẫn thuộc năm Mậu Thân (1968) .
Qua đây chúng ta thấy theo lịch Can Chi thì năm mới được tính chính xác tới phút khi trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời (không như chúng ta thường tính lúc 0,00’ của đêm giao thừa).

Nghĩa là chúng ta đã có một trụ đầu tiên, đó là trụ năm (tức năm sinh). 

2 – Cách xác định Trụ tháng - Tức tháng sinh (lệnh tháng) 
Theo lịch Can Chi thì tháng đầu tiên của một năm luôn luôn là tháng Dần sau đó là tháng Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tháng trong lịch can chi được xác định khác với dương lịch. Muốn xác định chính xác tháng sinh (lệnh tháng) theo lịch can chi bắt buộc bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng ở trên.
Ví dụ : Ngày 07/10/1968 thuộc tháng nào của lịch can chi? Tra bảng ta thấy nó thuộc tháng Dậu, còn từ ngày 08/10/1968 nó mới sang tháng Tuất.

Khi đã biết địa chi của một tháng thì cách xác định can của tháng đó hoàn toàn phụ thuộc vào can của năm đó như sau:
Các năm có can là Giáp và Kỷ thì các tháng của năm đó lần lượt là : Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, ...... Đinh Hợi (tức là các can chi phải tuân theo đúng quy luật của vòng tròn đã nói ở trên).
Các năm Ất và Canh các tháng là : Mậu Dần, Kỷ Mão, .........., Kỷ Hợi.
Các năm Bính và Tân ------------- : Canh Dần,........................., Tân Hợi.
Các năm Đinh và Nhâm ----------- : Nhâm Dần, ......................, Quý Hợi.
Các năm Mậu và Quý ------------- : Giáp Dần, ........................, Ất Hợi. 

Bảng tra can tháng theo can năm
Posted Image


Ví dụ : Can của tháng Thìn của năm 1968 là gì? Tra theo bảng xác định lệnh tháng thì năm 1968 là năm Mậu Thân, vì vậy nó thuộc năm tra theo các can Mậu và Quý. Các tháng của nó lần lượt là : Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, ........ Do vậy tháng Thìn là Bính Thìn. 
Đến đây ta có trụ thứ hai, đó là trụ tháng. 

3 - Cách xác định Trụ ngày - Tức ngày sinh 
Trong một năm có các ngày 1/3, 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12 và ngày 24/2 của năm sau có các can chi giống nhau. Cho nên chúng ta thấy can chi của ngày 24/2 và ngày 1/3 trong cùng một năm dương lịch là khác nhau bởi vì thường chúng chỉ cách nhau 5 ngày, còn đối với năm nhuận chúng cách nhau 6 ngày (bởi vì tháng 2 có ngày 29). Dựa vào yếu tố này nếu biết trước can chi của 1 ngày bất kỳ của 1 năm thì qua bảng 60 năm Giáp Tý chúng ta có thể tính được can chi của ngày 1/3 của năm đó, sau đó chúng ta tính được can chi của ngày 24/2 cùng năm và nó chính là can chi của ngày 1/3 của năm trước liền với năm đó. Cứ như vậy ta có thể biết được can chi ngày 1/3 của tất cả các năm (chú ý tháng 2 của năm 1900 mặc dù là năm nhuận nhưng nó chỉ có 28 ngày). 

Ví dụ : Ngày 14/7/1968 theo lịch can chi có can chi là gì? Ngày 1/3 của năm 1968 tra theo bảng là ngày Canh Ngọ. Vậy ngày 29/6/1968 cũng là ngày Canh Ngọ (ta chọn nó bởi vì nó gần nhất với ngày cần phải tìm), từ ngày 29/6 đến 14/7 cách nhau đúng 15 ngày, vì vậy theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, ngày Canh Ngọ (29/6) sau 15 ngày sẽ đến ngày Ất Dậu (14/7) . 
Đến đây ta có trụ thứ ba, đó là trụ ngày . 

4 – Cách xác định Trụ giờ - Tức giờ sinh 
Theo lịch Can Chi này họ đã xác định giờ đầu tiên trong một ngày của lịch Can Chi luôn luôn là giờ Tý và các giờ sau tuân theo thứ tự như sau :
Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ Tý . Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ Ngọ:
Từ 1 --------3 ------------ Sửu Từ 13 --------15 ---------- Mùi
Từ 3 ---------5 ----------- Dần Từ 15 ------- 17 ---------- Thân
Từ 5 ---------7 ----------- Mão Từ 17 --------19 -----------Dậu
Từ 7 ---------9 ----------- Thìn Từ 19 --------21 -----------Tuất
Từ 9 --------11 ----------- Tị Từ 21 --------23 ----------Hợi 
Tức là cứ 120 phút (hai tiếng) tương ứng với một giờ của lịch can chi.

Ví dụ : 23 giờ 18 phút ngày 16/5 thuộc về ngày nào của lịch can chi? Theo lịch can chi thì từ 23,00’ ngày 16/5 trở đi thuộc về ngày hôm sau, tức là phải thuộc ngày 17/5.
Khi đã biết Địa chi của giờ rồi thì hàng Can của nó hoàn toàn phụ thuộc vào Can của trụ ngày như sau : 
Các ngày có can là Giáp và Kỷ có các giờ lần lượt là : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, ............. , Ất Hợi (các can tuân theo quy luật vòng tròn như đã nói ở trên) .
Các can ngày là Ất và Canh có các giờ lần lượt: Bính Tý,................, Đinh Hợi. 
Các..................... Bính và Tân............................... : Mậu Tý,................, Kỷ Hợi.
Các .....................Đinh –Nhâm ............................. : Canh Tý,.............., Tân Hợi.
Các .....................Mậu – Quý ................................ : Nhâm Tý,............., Quý Hợi.

Ví dụ : Các can của giờ Mão và Ngọ của ngày Đinh Dậu theo lịch can chi là gì ? Can của ngày Đinh theo như trên ta có các giờ lần lượt là : Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, ..... Vì vậy can của giờ Mão là Quý Mão và giờ Ngọ là Bính Ngọ.

Đến đây ta có trụ thứ tư, đó là trụ giờ

Chúng ta đã có đủ bốn trụ của một người.

Ví dụ 1 : Một người sinh ngày 12/11/1965, lúc 8,00 am, có tứ trụ : 
Năm Ất Tị - tháng Đinh Hợi - ngày Canh Ngọ - giờ Canh Thìn.

Ví dụ 2 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,07’ có tứ trụ: 
Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Hợi. 

Ví dụ 3 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,08’ có tứ trụ : 
Mậu Thân - Giáp Dần - ngày Ất Tị - Đinh Hợi.

Qua ví dụ 2 và 3 chúng ta thấy hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ.
Nếu theo cách xác định mặt trời ở đúng đỉnh đầu tại địa điểm nơi người đó được sinh là 12,00’ thì cách xác định giờ sinh ở bảng trên chỉ đúng với những người được sinh ở vị trí đúng giữa múi giờ đó, còn những người được sinh trong cùng một múi giờ mà ở càng xa điềm giữa của múi giờ đó về hai bên thì sai số về phút càng lớn (có thể từ -60’ tới +60’). 
Cho nên trong các trường hợp này tốt nhất là lấy cả hai tứ trụ để dự đoán. Đến khi trong thực tế xẩy ra các sự kiện phù hợp với tứ trụ nào thì tứ trụ đó mới được xem là chính xác cho người đó.

Bảng tra can giờ theo can ngày 

Posted Image

     
    Trích theo Phuclaithanh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét