1. Bát nhang
là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên
ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên,
các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén
hương vừa đốt vào.
Trong gia đình tùy theo trách
nhiệm là con trưởng, con thứ v.v... mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp
bậc
- Thờ
Phật:cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát
tai ương.
- Thờ
Thần:thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai
quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
- Thờ gia
tiên:họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ
tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì
phải lập bát hương và ban thờ khác.
Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng
đa phần (trong đó có gia đình tôi) chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác
dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban
thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn
tới cả Tổ tiên và Trời - Phật - Thánh - Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che
chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo
ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh
Tâm linh khi cầu cúng.
Nhưng nhớ rằng các chư vị
Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết
ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng
số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng
tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện
thân.Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm và
cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều
việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể
khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng
cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần,
Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?
2. Đặt bát
hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng.
Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện
sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm
thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần
linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự
phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.
Với người dân vùng đồng bằng
Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho
một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái,
thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ
cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương
trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là,
theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để
bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông
Mãnh...). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần,
bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm
trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu
quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!
3. Việc bốc bát
hương phải nhờ thầy, đó là thầy chùa (sư) hoặc pháp sư (người tu tại gia). Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần
linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng
một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó
ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự
như việc Khai quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có
tác dụng làm tăng linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm
không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành
công đoạn này thì việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát nhang
mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái
cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.
4. Quy trình bốc bát
nhang:
Bát hương vốn là vật vô tri
(bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục "bốc bát
hương" thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu
bát hương không được bốc đúng
cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ
trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
- Khi mua bát hương cần chọn
loại không có chữ Hán viết ở thành.
- Đầu tiên khi mua một bát
hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào
mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay
đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không
đổ xuống cống.
- Sau đó lót ở đáy bát nhang
một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát
không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
- Bát nhang đã được làm đúng
pháp là bát nhang có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như
vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc
bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực
ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết).
Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ
mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh
khối cốt thất bảo.
Hình Bát Nhã Tâm Kinh và một chủng tử Om Ah Hum có thể bỏ vào bát nhang hay tượng .
- Sau đó đổ tro đốt bằng rơm
nếp (hay trấu) mà ngày nay thường có bán tại các hàng mã vào cho đầy,
đừng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của
Trời, nó thanh sạch, cao quý.
- Nhiều người còn dán ra
ngoài bát nhang ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một
mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát nhang.
- Sau cùng là đọc Kinh hay
Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm
phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng;
cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát
hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc
với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2
cạnh bên bàn thờ).
Chỉ khi hoàn thành các công
đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và
mới có đủ linh lực.
5. Sử dụng bát hương:
Bát hương đã bốc xong, gia
chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban
thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ
được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã
định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ
không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa
lau cho sạch.
Đồng thời, khi chân nhang quá
nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt. thả
tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ
bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt
trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nghiệm ra nhưng người (gia
chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không
may.
Mỗi khi cầu
cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót
rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng
(kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương
mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái
cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng
tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có
tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các
chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh
(mới) và phòng bốc hoả.
Trường hợp bát hương tự nhiên
bốc cháy, dân gian cho rằng báo "điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm
ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá
dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi
đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng nước dập tắt tránh "Thuỷ
Hoả giao tranh".
Nếu đang cầu cúng mà hương
tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại
thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý
do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
- Hương tắt phần trên là ở
Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ...
- Hương tắt ở đoạn giữa là
Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
- Hương tắt đoạn cuối nghĩ
đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát...
Thế đấy xung quanh bát hương
có nhiều việc cần biết. Song còn do hoàn cảnh và tập tục mỗi nơi. Nhớ lại ngày
trước chúng tôi chỉ đốt hương trong 3 ngày Tết. Bát hương tự tạo bằng cốc nhựa,
bát ăn, bên trong đựng gạo. Sau này, khi đã đi
nhiều, nghe lắm, chắt lọc sách vở tôi đã cỡ vạc ra nhiều nhưng có những điều
vẫn chưa lý giải nổi, đặc biệt ngẫm ra mình thực hiện còn chưa đúng nghi thức
trên. Sửa dần vậy nhưng cốt ở Tâm thành!
Trích từ trang Chùa Thiên Ân
******************************************************************
Đây là một tài liệu về cách THỈNH THẦN NHẬP TƯỢNG ( KHAI QUANG ) :
" Tượng mới chưa dùng thỉnh về từ các tiệm buôn cần tẩy uế, hay rửa cho sạch bụi. Dùng một bát nước sạch, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha (21 hay 27 (9x3) lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Dùng nước đó để rửa sạch tượng. Dùng một bát nước sạch, bỏ vào ít nước hoa, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha, tri thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước (7 hay 9). Dùng nước đó để rửa tượng. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
In Kinh Đại Bi Sám Pháp, Đại Bi Tâm Chú với chủng tử Phạn ngữ, Bát Nhã Tâm Kinh với chủng tử Phạn Ngữ. Dùng nước hoa thơm thấm vào 4 góc và chính giữa kinh. Trì chú Thanh Tịnh Pháp vào trong kinh (7 hay 9 lần). Trì tụng kinh đó 7 hay 9 ngày.
Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm mầu của ngũ hành: Vàng, Trắng, Đen (hay xanh da trời), Xanh lá cây, và Đỏ. Dùng chú tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng.
Sau khi đã đầy đủ, để kinh Bát Nhã phạn tự trên Kinh Đại Bi Sám Pháp, để Đại Bi Tâm chú phạn tự chồng trên kinh Bát Nhã, rồi cuốn tròn lại, cuộn sao cho thấy các chủng tử ở ngoài. Dùng dây chỉ ngũ sắc đã kết cột kinh lại. Có thể gấp lại và bỏ trong bao, dùng dây ngũ sắc cột miệng bao lại.
Vẽ 3 chủng tử Om Ah Hum (phạn tự hay Tạng tự đều được) canh vẽ sao cho chữ Om phần giữa hai lông mày, Ah ở miệng, và Hum ở cổ của tượng - khoản cách đều nhau. Hay in ra rồi lấy mực đỏ đồ lên. Khi vẽ chữ Om thì trì chữ OM, vẽ chữ Ah thì trì chú AH, vẽ chữ Hum thì trì chú HUM. Nếu tập vễ các chủng tử, tập vẽ rồi mang tất cả ra ngoài đốt.
Dùng giấy có Om Ah Hum dán ở trong lòng tượng đúng theo vị trí như trên. Để kinh đã cuốn dựng đứng trong lòng tượng. Để cho chữ viết đúng, đừng để ngược xuống. Niêm kín lỗ rỗng dưới lòng tượng lại. Phân này luôn trì Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Cảm Ứng.
Tất cả vật dụng đều phải dùng chú để tẩy uế!
Sau đó đọc kinh an vị Phật (xem trong kinh nhật tụng)
Các tượng Phật Bồ Tát khác cũng làm như thế. Vẽ thêm chủng tử của vị Phật hay Bồ Tát của hình tượng ở phần đầu của chú Đại Bi Tâm phạn tự.
Hình của Bồ Tát cũng theo trên mà làm. Dùng nước thanh tịnh để lau chùi khung ảnh. Phần sau của hình thì vẽ các chủng tử Om Ah Hum như đã dẫn ở trên. Hay in ra dùng mực đỏ vẽ đồ lên các chủng tử rồi dán sau hình cũng được. Kinh và dây ngũ sắc để phía sau hình.
Đây là cách cho các bạn ở xa không phương tiện nhờ chư Tăng hay các thầy điểm nhãn cho hình tượng chư Phật hay Bồ Tát.
Hình tượng đã thờ lâu ngày không cần phải làm.
Để đỡ tốn tiền mực, dùng hình kinh Bát Nhã phạn tự chữ đen trên nền trắng.
Một cách khác: Tượng mới thỉnh về cũng làm sạch như đối với bát nhang . Các đồ cho vào tượng qua lỗ trống ở dưới đáy tương tự như khi cho vào bát nhang . Sau đó , dùng băng keo dán kín lỗ ở dưới lại . Lập đàn pháp của Tiên gia theo nghi quỹ sau :
NGHI THỨC CÚNG LUYỆN PHÉP:
Thường thường luyện vào các thời Tý –Ngọ –Mão –Dậu.
Luyện theo trình tự như sau :
• Người luyện trước đó phải tắm rửa sạch sẽ.
• Thắp nhang 3 nén chắp tay cầm nhang theo hiệp chưởng ấn.
• Quán tưởng Linh phù như sau :
• Đọc CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI: ( Ôm ram xóa ha ) –7 lần.
• Tịnh CHÚ TAM NGHIỆP: (ÁN SA PHẠ BÀ PHẠ –TRUẬT ĐÀ SA PHẠ –ĐẠT MA SA PHẠ –BÀ PHẠ TRUẬT ĐỘ HÁN ) –3 lần.
• Đọc CHÚ NIỆM HƯƠNG: ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) –3 LẦN.
Nam mô hách hách dương dương.
Nhật xuất Đông Phương.
Vạn sự Thần Pháp kiết tường.
Hộ Thần đệ tử thủ chấp phần hương.
Họa Linh phù Tiên sư Tổ sư chứng giám.
Án Thiên linh linh.
Án Địa linh linh.
Ngã linh Thần phù lai ứng hiện.
Án Thiên viên –Địa phương –Thập nhị công chương.
Thần Phù đáo thử trừ Tà ma ,Quỷ mị bất đáo vãng lai.
Trừ bá bệnh ,trừ tai ương.
(Nam mô Phật tổ Minh dương Bồ tát ma ha tát ) –3 lần.
Xá 3 xá,sau đó cắm nhang trên bàn thờ.
• KIẾT ẤN HỘI TỔ :Bấm ngón tay cái vào ngón Tý của 2 lòng bàn tay,sau đó đưa lên bấm vào móng tay của ngón áp út,móc hai ngón trỏ và giữa vào nhau,ngón út dựng đứng.Đặt ấn Hội Tổ lên sát ngực và đọc CHÚ HỘI TỔ như sau :
• CHÚ HỘI TỔ :
(Nam mô Phật Tổ Như lai chứng minh.
Đạt ma Tổ sư chứng minh.
Nam mô Tam giáo Đạo sư Tam Thập lục Tổ.
Tổ Xiêm,Tổ Lèo,Tổ Miên,Tổ Mọi.
Mình dưới Châu giang –Bà lai đàng Chà.
Mẹ sanh,mẹ Lục,ông Lục Phật Tổ,Cửu Thiên Huyền nữ,Lỗ Ban chơn tử.
Thập nhị Thời Thần.
12 vị Thần Bùa,Thập lục ông Tà bà Tà ,bà Lục.
Cảm ứng chứng minh cho Đệ tử là ..... –TUỔI .... đả thông Huệ Tâm,Huệ Nhãn,Huệ Nhĩ,Huệ Thiệt,Huệ Khẩu đắc quả Linh phù cứu Thế ,trợ Dân ) –3 lần.
• Xả ấn hội tổ lên trên đầu để khỏi đánh trúng các vong linh vô tình đứng gần.
• Đọc xong xá 3 xá.
• THỈNH TỔ LỖ BAN :
( Nam mô vạn Pháp Lỗ Ban.
Nam mô Tiên sư Lỗ Ban.
Nam mô vần vận chuyển.
Nam mô thanh tịnh vận chuyển .
Chư Thần vãng lai trợ trì Đệ tử ... –Tuổi .... luyện phép cứu nhân độ Thế.
Sâm ăn băn khoăn –Ba ra rơ tá –Bơ rơ bơ rơ mặc mặc –Cẩn thỉnh Thần minh bảo trì cấp cấp như luật lệnh. ) –3 lần.
• Trong khi đọc Quán tưởng BÙA LỖ BAN như trên.
CHÚ KHAI QUANG - ĐIỂM NHÃN .
Lấy một thau nước sạch –Lấy bông xé bỏ vào và xịt thêm dầu thơm.
Nhúng ông Địa hay Thân Tài vào tắm.Sau đó lấy giẻ lau khô rồi để trên Đạo tràng.
Cúng nhang, nến, nước lạnh cho Phật hay rươụ cho Thần.
Bắt ấn Tý và đọc chú khai quan :
CHÚ KHAI QUANG :
Phụng thỉnh Thổ Địa chi Thần
Hoặc –Phụng thỉnh Tài Thần.
Giáng hạ tại vị chứng minh –Kim vì ấn chú tên là ….Tuổi…Phát Tâm phụng thờ cốt vị.Xin ngài giáng hạ nhập vô –Hồn nhãn nhập nhãn –Hồn nhĩ nhập nhĩ –Hồn tâm nhập tâm –Túc bộ khai quờn –Tâm can,tì phế,thận –Cấp cấp linh linh.
Sau đó cầm ba cây nhang chỉ vào từng chỗ mà đọc :
Điểm nhãn nhãn thông minh .
Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh.
Điểm khẩu khẩu năng thuyết.
Điểm phủ túc thông hành.
Cấp cấp như luật lệnh.
Khi quán tường tập luyện nhìn đèn cầy,nhìn nhang sao cho lá Bùa lọt toàn bộ vào trong ánh lửa.
Khi luyện phép xong phải nói 3 lần :Tống Thần –Tống Thần –Tống Thần.
Trên đây là những hiểu biết cần thiết về bàn thờ Ông Địa - Thần Tài . Những điều đó chỉ giúp các bạn có khái niệm và những việc cần phải làm khi lập bàn thờ . Khi lập bàn thờ nên nhờ các vị có chuyên môn cao , đức hạnh trọng làm cho thì bàn thờ mới được linh nghiệm , đủ sức giúp cho thân chủ làm ăn phát đạt . Và điều sau cùng nhắn nhủ các bạn : " CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ HƯỞNG " , tu thân , tích đức mới là mọi nguồn suối của hạnh phúc.
" Tượng mới chưa dùng thỉnh về từ các tiệm buôn cần tẩy uế, hay rửa cho sạch bụi. Dùng một bát nước sạch, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha (21 hay 27 (9x3) lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Dùng nước đó để rửa sạch tượng. Dùng một bát nước sạch, bỏ vào ít nước hoa, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha, tri thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước (7 hay 9). Dùng nước đó để rửa tượng. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
In Kinh Đại Bi Sám Pháp, Đại Bi Tâm Chú với chủng tử Phạn ngữ, Bát Nhã Tâm Kinh với chủng tử Phạn Ngữ. Dùng nước hoa thơm thấm vào 4 góc và chính giữa kinh. Trì chú Thanh Tịnh Pháp vào trong kinh (7 hay 9 lần). Trì tụng kinh đó 7 hay 9 ngày.
Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm mầu của ngũ hành: Vàng, Trắng, Đen (hay xanh da trời), Xanh lá cây, và Đỏ. Dùng chú tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng.
Sau khi đã đầy đủ, để kinh Bát Nhã phạn tự trên Kinh Đại Bi Sám Pháp, để Đại Bi Tâm chú phạn tự chồng trên kinh Bát Nhã, rồi cuốn tròn lại, cuộn sao cho thấy các chủng tử ở ngoài. Dùng dây chỉ ngũ sắc đã kết cột kinh lại. Có thể gấp lại và bỏ trong bao, dùng dây ngũ sắc cột miệng bao lại.
Vẽ 3 chủng tử Om Ah Hum (phạn tự hay Tạng tự đều được) canh vẽ sao cho chữ Om phần giữa hai lông mày, Ah ở miệng, và Hum ở cổ của tượng - khoản cách đều nhau. Hay in ra rồi lấy mực đỏ đồ lên. Khi vẽ chữ Om thì trì chữ OM, vẽ chữ Ah thì trì chú AH, vẽ chữ Hum thì trì chú HUM. Nếu tập vễ các chủng tử, tập vẽ rồi mang tất cả ra ngoài đốt.
Dùng giấy có Om Ah Hum dán ở trong lòng tượng đúng theo vị trí như trên. Để kinh đã cuốn dựng đứng trong lòng tượng. Để cho chữ viết đúng, đừng để ngược xuống. Niêm kín lỗ rỗng dưới lòng tượng lại. Phân này luôn trì Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Cảm Ứng.
Tất cả vật dụng đều phải dùng chú để tẩy uế!
Sau đó đọc kinh an vị Phật (xem trong kinh nhật tụng)
Các tượng Phật Bồ Tát khác cũng làm như thế. Vẽ thêm chủng tử của vị Phật hay Bồ Tát của hình tượng ở phần đầu của chú Đại Bi Tâm phạn tự.
Hình của Bồ Tát cũng theo trên mà làm. Dùng nước thanh tịnh để lau chùi khung ảnh. Phần sau của hình thì vẽ các chủng tử Om Ah Hum như đã dẫn ở trên. Hay in ra dùng mực đỏ vẽ đồ lên các chủng tử rồi dán sau hình cũng được. Kinh và dây ngũ sắc để phía sau hình.
Đây là cách cho các bạn ở xa không phương tiện nhờ chư Tăng hay các thầy điểm nhãn cho hình tượng chư Phật hay Bồ Tát.
Hình tượng đã thờ lâu ngày không cần phải làm.
Để đỡ tốn tiền mực, dùng hình kinh Bát Nhã phạn tự chữ đen trên nền trắng.
Một cách khác: Tượng mới thỉnh về cũng làm sạch như đối với bát nhang . Các đồ cho vào tượng qua lỗ trống ở dưới đáy tương tự như khi cho vào bát nhang . Sau đó , dùng băng keo dán kín lỗ ở dưới lại . Lập đàn pháp của Tiên gia theo nghi quỹ sau :
NGHI THỨC CÚNG LUYỆN PHÉP:
Thường thường luyện vào các thời Tý –Ngọ –Mão –Dậu.
Luyện theo trình tự như sau :
• Người luyện trước đó phải tắm rửa sạch sẽ.
• Thắp nhang 3 nén chắp tay cầm nhang theo hiệp chưởng ấn.
• Quán tưởng Linh phù như sau :
• Đọc CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI: ( Ôm ram xóa ha ) –7 lần.
• Tịnh CHÚ TAM NGHIỆP: (ÁN SA PHẠ BÀ PHẠ –TRUẬT ĐÀ SA PHẠ –ĐẠT MA SA PHẠ –BÀ PHẠ TRUẬT ĐỘ HÁN ) –3 lần.
• Đọc CHÚ NIỆM HƯƠNG: ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) –3 LẦN.
Nam mô hách hách dương dương.
Nhật xuất Đông Phương.
Vạn sự Thần Pháp kiết tường.
Hộ Thần đệ tử thủ chấp phần hương.
Họa Linh phù Tiên sư Tổ sư chứng giám.
Án Thiên linh linh.
Án Địa linh linh.
Ngã linh Thần phù lai ứng hiện.
Án Thiên viên –Địa phương –Thập nhị công chương.
Thần Phù đáo thử trừ Tà ma ,Quỷ mị bất đáo vãng lai.
Trừ bá bệnh ,trừ tai ương.
(Nam mô Phật tổ Minh dương Bồ tát ma ha tát ) –3 lần.
Xá 3 xá,sau đó cắm nhang trên bàn thờ.
• KIẾT ẤN HỘI TỔ :Bấm ngón tay cái vào ngón Tý của 2 lòng bàn tay,sau đó đưa lên bấm vào móng tay của ngón áp út,móc hai ngón trỏ và giữa vào nhau,ngón út dựng đứng.Đặt ấn Hội Tổ lên sát ngực và đọc CHÚ HỘI TỔ như sau :
• CHÚ HỘI TỔ :
(Nam mô Phật Tổ Như lai chứng minh.
Đạt ma Tổ sư chứng minh.
Nam mô Tam giáo Đạo sư Tam Thập lục Tổ.
Tổ Xiêm,Tổ Lèo,Tổ Miên,Tổ Mọi.
Mình dưới Châu giang –Bà lai đàng Chà.
Mẹ sanh,mẹ Lục,ông Lục Phật Tổ,Cửu Thiên Huyền nữ,Lỗ Ban chơn tử.
Thập nhị Thời Thần.
12 vị Thần Bùa,Thập lục ông Tà bà Tà ,bà Lục.
Cảm ứng chứng minh cho Đệ tử là ..... –TUỔI .... đả thông Huệ Tâm,Huệ Nhãn,Huệ Nhĩ,Huệ Thiệt,Huệ Khẩu đắc quả Linh phù cứu Thế ,trợ Dân ) –3 lần.
• Xả ấn hội tổ lên trên đầu để khỏi đánh trúng các vong linh vô tình đứng gần.
• Đọc xong xá 3 xá.
• THỈNH TỔ LỖ BAN :
( Nam mô vạn Pháp Lỗ Ban.
Nam mô Tiên sư Lỗ Ban.
Nam mô vần vận chuyển.
Nam mô thanh tịnh vận chuyển .
Chư Thần vãng lai trợ trì Đệ tử ... –Tuổi .... luyện phép cứu nhân độ Thế.
Sâm ăn băn khoăn –Ba ra rơ tá –Bơ rơ bơ rơ mặc mặc –Cẩn thỉnh Thần minh bảo trì cấp cấp như luật lệnh. ) –3 lần.
• Trong khi đọc Quán tưởng BÙA LỖ BAN như trên.
CHÚ KHAI QUANG - ĐIỂM NHÃN .
Lấy một thau nước sạch –Lấy bông xé bỏ vào và xịt thêm dầu thơm.
Nhúng ông Địa hay Thân Tài vào tắm.Sau đó lấy giẻ lau khô rồi để trên Đạo tràng.
Cúng nhang, nến, nước lạnh cho Phật hay rươụ cho Thần.
Bắt ấn Tý và đọc chú khai quan :
CHÚ KHAI QUANG :
Phụng thỉnh Thổ Địa chi Thần
Hoặc –Phụng thỉnh Tài Thần.
Giáng hạ tại vị chứng minh –Kim vì ấn chú tên là ….Tuổi…Phát Tâm phụng thờ cốt vị.Xin ngài giáng hạ nhập vô –Hồn nhãn nhập nhãn –Hồn nhĩ nhập nhĩ –Hồn tâm nhập tâm –Túc bộ khai quờn –Tâm can,tì phế,thận –Cấp cấp linh linh.
Sau đó cầm ba cây nhang chỉ vào từng chỗ mà đọc :
Điểm nhãn nhãn thông minh .
Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh.
Điểm khẩu khẩu năng thuyết.
Điểm phủ túc thông hành.
Cấp cấp như luật lệnh.
Khi quán tường tập luyện nhìn đèn cầy,nhìn nhang sao cho lá Bùa lọt toàn bộ vào trong ánh lửa.
Khi luyện phép xong phải nói 3 lần :Tống Thần –Tống Thần –Tống Thần.
MỘT SỐ LÁ PHÙ CẦU TÀI CÓ THỂ BỎ VÀO TƯƠNG HAY DÁN TRÊN BÀN THỜ .
Cách làm như trên thuộc phái Lỗ Ban của Đạo Tiên Gia . Còn
theo Mật Tông thì sau khi đọc xong nghi quỹ của bổn tôn , các bạn chỉ
cần trì 21 biến của BẠCH Y THẦN CHÚ , LỤC TỰ MINH CHÚ HAY CHUẨN ĐỀ ...
vào tượng . Sau cùng là hồi hướng cho các chư vị Thần là xong .Trên đây là những hiểu biết cần thiết về bàn thờ Ông Địa - Thần Tài . Những điều đó chỉ giúp các bạn có khái niệm và những việc cần phải làm khi lập bàn thờ . Khi lập bàn thờ nên nhờ các vị có chuyên môn cao , đức hạnh trọng làm cho thì bàn thờ mới được linh nghiệm , đủ sức giúp cho thân chủ làm ăn phát đạt . Và điều sau cùng nhắn nhủ các bạn : " CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ HƯỞNG " , tu thân , tích đức mới là mọi nguồn suối của hạnh phúc.
cám ơn bài viết của bạn
Trả lờiXóamua bộ cốt bát hương ở đâu tphcm
mua bộ thất bảo ở đâu hồ chí minh
cốt thất bảo bát hương
cốt bát hương thờ thần tài
cảm ơn bạn, bài viết của bạn thật bổ ích. bạn có thể tham khảo thêm tại đây
Trả lờiXóabộ cốt thất bảo
cách thờ cúng thần tài ông địa
bảo liên hoa