Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

TÌM HIỂU BÍ ẨN TRONG THUẬT XEM PHONG THỦY

Trong cuốn Phong thủy tục ký có ghi một tập quán :
- Mấy nhà xây cùng một dãy phải cùng trên một đường thẳng, gọi là xống hay là long (rồng). Nhà cao thấp phải như nhau. Nếu nhà nào nhô ra phía trước gọi là “cô nhạn xuất đầu” (chim nhạn ló đầu ra) chủ nhà phải chịu cô quả (chết chồng hay chết vợ). Nếu thụt vào trong gọi là “thác nha” (răng khểnh), gia đình lục đục.
Nếu cao thấp không đều, là khí cao đè khí thấp, nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, phòng ốc cũng nằm trong trong thế xây dựng này, nhưng phòng bên phải không thể cao hơn phòng bên trái, phòng phụ phải nhỏ hơn phòng chính, và phòng phụ không được cao hơn v.v…
Đây là thế nhằm phá bỏ thế cách trò khinh thầy, tớ khinh chủ, và là thế Tả thanh long hữu bạch hổ (bên trái rồng xanh cao vạn trượng chẳng cho bên phải hổ ngóc đầu).
Khi bước vào nhà mọi người thấy sáng sủa, thoải mái thì tốt, nếu bị các nhà phía trước cửa che chắn mất ánh sáng, cần đặt nhiều lỗ thông gió. Trong nhà lập “giếng trời” nhưng vừa đúng tầm thước Lỗ Ban để lấy thêm gió và ánh sáng, nhà hướng Tây Nam làm giếng trời không tốt.
hinhdo Dug trach-Tay
CHỌN KÍCH THƯỚC KHI XÂY DỰNG
Thời nào cũng vậy, theo nhân sinh quan mỗi người, việc tính kích thước cho cửa chính, cửa phụ, bề ngang căn nhà và cách trang trí nội thất rất được xem trọng, như từ huyền quan (cửa chính) đi vào phải có sảnh đường rộng thoáng v.v…
Không làm nhà “đầu voi đuôi chuột” sẽ tán tài. Bên phải dài bên trái ngắn không có lợi cho vợ. Cần làm nhà các cạnh đều nhau, nhưng hẹp ngang dài đòn là xấu. Không làm trên miệng giếng cũ, ngã ba đường, trước miểu sau chùa.
Kích thước nhà ở có quy chế nhất định, ngày nay đa số dùng thước Lỗ Ban để đo; còn trước đây thông thường dùng bộ (bước) thay cho xích (thước) làm đơn vị. 4 thước 5 tấc là một bước (thước này là tính theo thước của người Trung Hoa xưa thường dùng, nhà Ân tính 1 tầm là 8 thước, nhà Chu lấy 7 đến 8 thước gọi là nhẫn, vì thế các loại thước đo này nay không còn tồn tại khi có thước đo tính bằng centimét ra đời).
Cách tính theo xưa :
- Một bước khởi đầu là KIẾN                   (xây dựng)
- Bước hai là TRỪ                                        (loại bỏ)
- Bước ba là MÃN                                        (đầy đủ)
- Bước bốn là BÌNH                                    (phải chăng)
- Bước năm là ĐỊNH                                     (ít thay đổi)
- Bước sáu là CHẤP                                    (có thời cơ)
- Bước bảy là PHÁ                                        (tan vỡ)
- Bước tám là NGUY                                    (không yên ổn)
- Bước chín là THÀNH                                  (thành đạt)
- Bước mười là THÂU                                   (thu hoạch)
- Bước thứ mười một là KHAI                     (mở mang)
- Bước thứ mười hai là BẾ                         (bế tắc)
và những bước đi tiếp theo lại tính từ Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định v.v… (Những chữ trong ngoặc đơn : chữ đậm rất tốt, chữ nghiêng có thể dùng, chữ đứng là xấu).
Qua tính cách của 12 bước trên đây, ta thấy các chiều dài như Kiến nguyên cát, Trừ sáng sủa, Định kim quỹ, Chấp là thiên đức, Thành là tam hợp, Khai là sinh khí thuộc các bước tốt còn những bước khác xấu.
Khi vận dụng các bước, người xưa quan niệm :
- Về bề rộng căn nhà không được phạm vào các bước Mãn, Bình, Thâu, Bế.
- Về chiều dài lấy Trừ, Định, Chấp, Khai.
Nếu bề rộng hay chiều dài căn nhà có được Trư, Định, Chấp, Nguy, Khai, Kiến nhà sẽ có quý tử. Còn Trư, Định, Nguy, Khai, Chấp, Kiến tất thành đạt…
Khi đắp mặt bằng (nền nhà) ở trước cao sau thấp thì được, bằng ngược lại sẽ xấu. Cần đào hết các rễ cây, nhất là gốc cây cô thụ, gốc mít, thứ nhât nhà dê bị sụp lún, sau là tiên bạc phân tán khó đòi. Tránh đầu voi đuôi chuột, tiền của ít. Nhà hình tam giác cô quả tán tài. Bốn góc nhà bị khuyết không nên dùng. Tốt đẹp là căn nhà vuông, chữ nhật đều cạnh.
Nhà quá to nhân khẩu quá ít, hoặc nhà nhỏ người đông cũng không tốt.
Nhà vệ sinh phải kiêng các hướng Kiền, Hợi, Nhâm, Tý, Quý, hay chỗ có lai mạch.
Cầu thang đặt chính giữa nhà không tốt, phải nằm bên phải, hướng bước lên cũng theo hướng huyền quan, các bậc thang tính theo 4 bước Sinh, Lão, Bệnh, Tử (Sinh là tốt).
hinhdo Dug trach-Dog
Nếu khu đất rộng xây dựng căn nhà vừa đúng nhu cầu, còn đất trống phải làm tường rào. Nhưng cách xây tường rào cũng có cách thức của nó.
Mỗi khu đất là cả một thế giới riêng, tường rào là chỉ giới để những căn khác không xâm phạm. Về nhãn quan khi nhìn vào tường rào người ta có nhận xét :
- Sự thăng trầm trong căn nhà, tường rào được chăm sóc là gia chủ có dư tiền nhiều của, để ọp ẹp là đang thiếu trước hụt sau. Cổ ngữ có câu :
“Tường dầy ba thước, đáng trọng,
“Tường cao nghìn nhẫn, họa không vào”.
Các thầy phong thủy có quan niệm, nhà ở thì vuông, tường tròn là tốt theo thuyết “trời tròn đất vuông” (nhưng thời nay ai đi xây tường hình tròn, vừa bị mất đất vừa thấy tù túng như nhà giam).
Tường rào không được trổ cửa sổ như vậy phạm vào Chu tước khai khẩu (dễ bị tiếng thị phi). Trước hẹp sau rộng, hay ngược lại đều không tốt vì ở thế “Thoái điền bút”. Không cao hoặc thấp quá, vừa tầm nhà theo mỹ thuật, không xây sát vào thân nhà, góc đông bắc không để vỡ nứt, không xây tường trước rồi mới xây nhà phạm chữ Tù. Tường rào phải có cổng, hai bên dựng cột tính theo bước Lỗ Ban như đã nói, căn nhà tạo thêm sinh khí.
- Nhà có cửa hậu tốt.
CỬA CHÍNH – CỬA SỔ
Cửa là mặt tiền căn nhà, là huyền quan nhận sinh khí đưa vào trong sảnh. Nên cửa nhà rất quan trọng. Nên có phân biệt cửa vượng và suy.
Cửa phải thông với đường cái, hai nhà đối diện, cửa nhà nào cao sẽ nghèo, mà chỉ được làm ô gió trên cửa để tiếp thiên khí. Cùng một dãy nhà, cửa nào to hơn thì mau phát đạt.
Còn cổng nhà, theo nguyên lý tụ khí, cổng nhà phải đón được khí và tụ khí, lại không để khí đè nặng trong nhà. Do đó thầy địa lý phong thủy thường dùng la bàn tính phương vượng để tính nơi đặt cổng nhà. Cổng không được lớn hay nhỏ, mà phải tương xứng với khu đất và căn nhà vừa mỹ quan, vừa tụ và khai thông khí.
Nhưng từ cổng không để mọi người nhìn thông vào sảnh đường, nên lập hòn non bộ để che chắn nhưng không áng khí, nếu quá hẹp từ cổng đến cửa chính thì dựng tấm bình phong, khí thoát vào phải quanh co mới đúng nguyên lý vừa thông lại không bị khống chế.
Các ô cửa thông gió, cửa sổ, giếng trời cần thiết cho việc đón gió từ nhiều hướng và tạo nên ánh sáng tự nhiên trong nhà, phải thiết kế hài hòa sẽ tạo nên sắc khí cho căn nhà (điều này trong phong thủy không đề cập nhiều).
NHÀ BẾP
Bếp là nơi không thể thiếu trong một căn nhà. Sách Trần Tử Tánh, cho rằng ngày mùng 1 và 25 âm lịch mỗi tháng không được : đập phá, hay đặt, dựng bếp mới.
Còn trong thuật phong thủy các thầy địa lý cho rằng, khi đặt bếp phải chú ý hướng bếp, không được đối diện với cửa buồng, không được để người nhà đối diện trông thấy bếp, không để bếp đối diện với chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh hay đường đi.
Một bài phú về an vị, khai môn bếp như sau :
- Táo nhập KIỀN cung hiệu diệt môn
NHÂM – HỢI nhị vị tổn nhi tôn
GIÁP – DẦN đắc tài,  THÌN – MÃO phú
CẤN – ẤT thiên hỏa tức Táo ôn
TÝ – QUÝ – KHÔN phương gia khốn khổ
SỬU thương lục súc gia họa ương
TỴ – BÍNH phát tài sanh đại phú
NGỌ phương vương vị phú nhi tôn
TÂN – DẬU dinh phương đa tật bệnh
THÂN tốn MÙI – TUẤT trạch hạnh thông
Những cung hung kiết trong Bát Quái dùng cho việc làm bếp, đặt bếp là :
- Câu 1 : kỵ người trạch Ly. Câu 2, câu 5 : kỵ người trạch Khôn. Câu 6 : kỵ  trạch Cấn và câu 9 : kỵ trạch Khảm.
Thí dụ câu 1 : Táo nhập Kiền cung kỵ người Ly trạch, nhà để cửa hướng Bính thì nhà tan, để cửa hướng Đinh trưởng nam trọng bệnh, cửa hướng Đoài trưởng nữ tổn thọ. Xem cung phi biết người thuộc trạch nào. Các trạch khác theo câu thơ mà suy đoán.
Các câu 3, 7, 8 và 10 tốt.
Khi đặt bếp, miêng lò phải day vê hướng :
- Sinh khí cầu được con
- Thiên y giải trừ bệnh
- Phước Đức tăng tuổi thọ
- Phục vì cầu được như ý
Còn các hướng Họa hại, Lục sát, Ngũ quỷ và Tuyêt mạng là xấu.
- Dời bếp : đại kỵ ngày 1, 25 mỗi tháng, ngày Bính, Đinh; hay trực Phá gia chủ bệnh, trực Trừ cha mẹ mạng vong, trực Chấp, Bế tổn tài. Còn trực Mãn, Thành được phú quý, trực Bình, Định thêm nhân khẩu, trực Thâu, Khai miễn trừ tai ương.
- Cầu tài : miệng bếp tránh hướng bổn mạng, Lục Sát. Day nhìn về hướng Phúc Đức là tốt, theo sách Thông Thư Trần Tử Tánh trong tháng có tiểu tài, trong 100 ngày có trung tài, một năm phát đại tài.
BỒN CHỨA NƯỚC
Phong thủy theo Hán Nôm có nghĩa là khí và nước, ý nghĩa bao gồm nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nên việc đặt bồn chứa nước rất quan trọng trong nhà.
Nghiên cứu thủy là nghiên cứu long, chính vì vậy ở thành phố đi tìm long mạch là điều khó khăn, nhưng người thầy dùng phép quyền biến để tạo ra thủy (thế lấy nước gọi rồng), mặc dù việc này chưa hẳn đã đáp ứng đúng 100% thuật phong thủy.
Dù vậy việc lập bồn chứa nước cũng tạo ra thế cân bằng về phong thủy (nâng cao về vận khí rất nhiều), nhà xây dựng về một trong 24 phương vị sau đây, nên đặt bồn chứa nước cho đúng cách :
- Hướng Nhâm, đặt tại Tuất,
- Hướng Tý, đặt tại Mùi – Khôn
- Hướng Quý, đặt tại Thân,.
----------------------------------------------------------
- Hướng Sửu, đặt tại Tỵ, Bính
- Hướng Cấn, đặt tại Bính
- Hướng Dần, đặt tại Hợi
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Giáp, đặt tại Tuất, Càn.
- Hướng Mão, đặt tại Càn.
- Hướng Ất, đặt tại Mùi, Khôn, Thân.
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Tốn, đặt tại Tốn.
----------------------------------------------------------
- Hướng Bính, đặt tại Nhâm, Tý
- Hướng Ngọ đặt tại Càn, Hợi
- Hướng Đinh, đặt tại Càn, Hợi
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Mùi, đặt tại Giáp, Mão
- Hướng Khôn đặt tại Cấn, Dần
- Hướng Thân đặt tại Cấn, Dần
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Canh, đặt tại Tuất
- Hướng Dậu, đặt tại Sửu, Cấn
- Hướng Tân, đặt tại Cấn
---------------------------------------------------------- 
- Hướng Kiền, đặt tại Tuất, Kiền

Ngoài ra 4 hướng Thìn – Tuất, Tỵ -Hợi, không cần chọn hướng đặt bồn nước.

Tuy nhiên thế lấy nước gọi rồng chỉ ảnh hưởng chừng 6 tháng đến 1 năm, sau đó phải di dời vị trí đi chút ít theo chiều kim đồng hồ, hoặc thay bồn chứa nước khác.
Bồn chứa nước không hẳn là bồn chứa nước sinh hoạt, có thể dùng thùng chứa nước, hồ cá kiểng, hòn non bộ tùy theo vị trí cảnh quan theo cách trang trí nội thất trong nhà đặt cho phù hợp.

Theo Thiên Việt- Thế giới tâm linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét